54 Điều 22, khoản 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 55 [40, tr 95]
2.2.4. Vai trò lãnh đạo của Đảng
- Ở bất kỳ Nhà nước nào, sự chi phối, ảnh hưởng của chính trị đối với hoạt động lập pháp hoàn toàn là một quy luật khách quan của xã hội (như đã phân tích ở Chương 1 và phần 2.1.2). Đặc điểm Đảng Cộng sản lãnh đạo là yếu tố khách quan làm cơ sở xã hội cho hoạt động lập pháp ở nước ta. Điều 4 - Hiến pháp năm 1992 quy định: "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…".
Với tư cách là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng đề ra các chủ trương, đường lối lãnh đạo đất nước. Các chủ trương, đường lối này được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động lập pháp ở nước ta là một hình thức cơ bản để thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, thông qua đó, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng được đúng đắn, kịp thời. "Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBTVQH"
- Sự bảo đảm của cơ sở xã hội này không chỉ được thể hiện ở yêu cầu thể chế hoá các cương lĩnh, đường lối chỉ đạo chung của Đảng mà nó còn được thể hiện cụ thể ở sự lãnh đạo của Đảng trong từng khâu, từng giai đoạn của hoạt động lập pháp thông qua các tổ chức của Đảng và các Đảng viên - với tư cách là các cán bộ, công chức hoạt động trong các cơ quan nhà nước, các ĐB QH và quần chúng nhân dân.
- Một giai đoạn cũng hết sức quan trọng trong hoạt động lập pháp của chúng ta là giai đoạn xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật, pháp lệnh.
Tuy đây không phải là một công đoạn được quy định chính thức trong luật, nhưng trên thực tế, đây là một nội dung rất quan trọng trong quy trình lập pháp ở nước ta.
Quy trình và thủ tục xin ý kiến của Bộ Chính trị được thực hiện theo Công văn ngày 3 tháng 12 năm 1988 của Ban Bí thư, theo đó: "Bộ Chính trị cho ý kiến đối với luật và pháp lệnh mà nội dung của nó chưa có đường lối, chủ trương, chính sách rõ ràng của Đảng; những quan điểm, chủ trương lớn của dự luật và pháp lệnh; những ý kiến còn khác nhau, những vướng mắc trong quy trình thảo luận".
Trong giai đoạn xin ý kiến của Bộ Chính trị, các Ban của Đảng, theo chức năng của mình, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xây dựng pháp luật ngay từ đầu, giúp Ban Bí thư xem xét các dự án luật, pháp lệnh ngay trước khi trình Bộ Chính trị. Những nội dung trình Bộ Chính trị cho ý kiến đều được chuẩn bị kỹ trên cơ sở trao đổi ý kiến giữa các cơ quan có liên quan và dưới sự chỉ đạo của Đảng đoàn QH.
Nếu nghiên cứu tinh thần của Công văn số 261 - CV/TW, thì có thể khẳng định hầu như mọi dự án luật, pháp lệnh đều qua giai đoạn trình Bộ Chính trị. Theo Công văn này, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức xây dựng dự thảo luật, pháp lệnh cần tổ chức lấy ý kiến của các ngành, đoàn thể có liên quan, đề nghị UBTVQH tham gia ý kiến, rồi trình Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là UBTVQH) xem xét và quyết định xin ý kiến Bộ Chính trị.
"Hầu hết các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình UBTVQH xem xét và QH thảo luận để thông qua đều được báo cáo để Bộ Chính trị cho ý
kiến"63. Tuy vậy, việc xem xét, cho ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày càng được đổi mới. Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ cho ý kiến chỉ đạo đối với những vấn đề đặc biệt quan trọng, nhạy cảm "hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và UBTVQH thuộc nội dung của dự án"64. "Các vấn đề khác Đảng đoàn QH, UBTVQH chỉ đạo và tự chịu trách nhiệm"65.
Có thể tham khảo một số vấn đề trong thời gian qua đã được trình Bộ Chính trị xin ý kiến qua một số ví dụ sau: ở dự án Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Đảng đoàn QH trình các vấn đề như: a) ly thân; b) hôn nhân có yếu tố nước ngoài; c) thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ. Ở Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí, Đảng đoàn QH trình Bộ Chính trị hai loại vấn đề: 1) sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật dầu khí ban hành năm 1993; 2) 5 nội dung cụ thể: a) bổ sung nguyên tắc áp dụng luật và quyền lựa chọn luật áp dụng; b) về đấu thầu dầu khí; c) về thời hạn hợp đồng; d) việc sửa đối, bổ sung về miễn, giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, về thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng; e) về tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí.
63 [40, tr.107]
64 [40, tr.107] 65 [14, tr.50] 65 [14, tr.50]
CHƯƠNG 3.