54 Điều 22, khoản 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 55 [40, tr 95]
2.2.3.2. Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng
"Các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh, truyền hình) là một trong những phương thức làm sáng tỏ lợi ích"60. Đây là một kênh quan trọng thể hiện dư luận xã hội đối với hoạt động nói chung của QH cũng như đối với hoạt động lập pháp nói riêng.
Do có ưu thế về khả năng cung cấp thông tin nhiều chiều và nhiều cấp độ, các phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng tích cực cho cả mục đích tuyên truyền, phổ biến tin tức của Nhà nước cũng như đối với cả mục đích phản ánh ý kiến nhân dân, dư luận xã hội đối với các hoạt động của nhà nước. Trong thời đại bùng nổ thông tin, đồng thời, với chủ trương dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội hiện nay, "chỉ bằng các quan sát trực tiếp, người ta có thể nhận thấy các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tạo nên dư luận xã hội về các hoạt động của các kỳ
60 [32, tr.142]
họp QH"61. Bên cạnh đó, bằng cách cung cấp thông tin và bình luận về hiệu quả thực tế của các vấn đề đã được thảo luận và quyết nghị ở diễn đàn QH, các phương tiện thông tin đại chúng còn là phương tiện thể hiện dư luận xã hội của nhân dân trong đó có việc đề xuất các vấn đề nên làm, các vấn đề cần được bổ sung, hoàn thiện. Đặc biệt, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát huy tính phản biện xã hội, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây đối với việc phản ánh dư luận xã hội đối với hoạt động lập pháp của QH ngày càng được khẳng định.
Cũng cần lưu ý rằng các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò tác dụng hai chiều. Trong đó một vai trò cơ bản của các phương tiện thông tin thông tin đại chúng, đó là phục vụ cho hoạt động thông tin công chúng của QH. Tức là vai trò tuyên truyền, phổ biến, "tạo dư luận" về hoạt động lập pháp của QH xuất phát từ các nguồn thông tin của QH. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, vai trò phản ánh, "thể hiện dư luận xã hội của nhân dân" đối với hoạt động lập pháp của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được nâng cao và phát triển. Có thể nói, khả năng tương tác của hệ thống thông tin càng cao, tính chính xác, cập nhật của thông tin và tính dân chủ, minh bạch trong cách thức phản ánh thông tin càng lớn thì vai trò tác động của các phương tiện thông tin đại chúng lên hoạt động lập pháp lại càng được khẳng định.
"Nói chung trong hoạt động xây dựng pháp luật, dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể được hướng vào việc quyết định có hay không có một văn bản pháp luật mới, thảo luận về các nội dung của một dự án và đồng thời cũng là sự chuẩn bị tư tưởng, tâm lý cho việc thực hiện một văn bản sắp ra đời"62.
61 [46, tr.57]
Thực tế đã cho thấy, rất nhiều dự án luật, pháp lệnh quan trọng đã chịu sự tác động không nhỏ của dư luận xã hội thông qua các phương tiện báo chí.
Ví dụ: Dự án Luật Giáo dục;
Dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân…