Cơ chế thông tin phục vụ việc xây dựng luật, pháp lệnh chưa đáp ứng yêu cầu

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 88)

68 Xem phần 2.2.1 (thảo luận và thông qua dự án luật, pháp lệnh) 69 [14]

3.2.2.7. Cơ chế thông tin phục vụ việc xây dựng luật, pháp lệnh chưa đáp ứng yêu cầu

ứng yêu cầu

Công tác thông tin phục vụ việc xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian qua đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, các tồn tại như sự chậm trễ, thiếu sót trong việc gửi trước các dự án, tài liệu cho ĐB QH, việc phục vụ thông tin trực tiếp tại các kỳ họp, việc xử lý, sàng lọc, phân tích thông tin gửi đến các đại biểu vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, đây chỉ mới là một phần của một lượng lớn thông tin cần có để phục vụ cho hoạt động lập pháp.

Thông tin phục vụ cho hoạt động lập pháp bao gồm thông tin phục vụ cho việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thông tin phục vụ công tác soạn thảo, thẩm tra và thông tin phục vụ hoạt động thảo luận và thông qua dự án tại kỳ họp QH. Như vậy, khối lượng thông tin phục vụ hoạt động lập pháp không chỉ bao gồm các thông tin pháp lý, các thông tin liên quan trực tiếp đến dự án luật, pháp lệnh mà nó còn phải bắt đầu từ giai đoạn thông tin về phân tích chính sách. Trong đó, không thể thiếu các thông tin xã hội học, các số liệu thống kê, điều tra, khảo sát, nghiên cứu dư luận xã hội… Đây là những thông tin hỗ trợ cho hoạt động lập pháp từ giai đoạn chuẩn bị (đánh giá nhu cầu điều chỉnh pháp luật, dự báo pháp luật…), cho đến giai đoạn soạn thảo, thẩm tra, thảo luận và thông qua dự án tại các kỳ họp QH.

Hoạt động thông tin công chúng cũng là một mảng rất quan trọng phục vụ cho hoạt động lập pháp. Đây là hoạt động thông tin của cơ quan lập pháp nhằm công khai, minh bạch hóa hoạt động lập pháp với công chúng, cũng là một hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật một cách hữu hiệu81. Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc tạo điều kiện để công chúng có thể tiếp cận tốt hơn các thông tin lập pháp thông qua các kênh tin của QH, nhưng do nhiều hạn chế khác nhau, trong đó, một nguyên nhân lớn là hạn chế về điều kiện tài

81 [41]

chính, nên theo chúng tôi, các hình thức và chất lượng thông tin công chúng của vẫn còn đơn giản và khiêm tốn.

- Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng: là những kênh thông tin hữu hiệu truyền tải nhanh nhất, hiệu quả nhất những ý kiến, nguyện vọng của nhân dân và dư luận xã hội nói chung.

Trong giai đoạn hiện nay, sức mạnh và vai trò của báo chí ngày càng được nâng cao và khẳng định. Song cần phải thấy rằng, không phải lúc nào các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay cũng làm tốt vai trò của mình. Các vấn đề được phản ánh đôi khi chưa sắc, chưa trúng và chưa khách quan. Điều này xuất phát một phần từ bản lĩnh nghề nghiệp và đặc biệt trình độ pháp luật của nhiều phóng viên, nhà báo còn non kém, do đó, khi phản ánh hoặc phân tích các vấn đề liên quan đến dự án luật, pháp lệnh, các chính sách… vẫn còn lúng túng, đôi khi chỉ đưa tin "ăn theo" mà không hiểu thực chất vấn đề, hoặc chỉ đến khi đạo luật được thông qua, đi vào thực hiện một thời gian mới phát hiện ra được vấn đề thì đã quá muộn82… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phản ánh cũng như tạo dư luận xã hội, qua đó, ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động lập pháp.

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 88)