Các hình thức giúp việc của QH

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 63)

54 Điều 22, khoản 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 55 [40, tr 95]

2.2.3.1.Các hình thức giúp việc của QH

VPQH:

VPQH là cơ quan giúp việc chuyên môn của QH. Các hoạt động của cơ quan này nhằm mục đích phục vụ QH, mà trước hết là phục vụ hoạt động lập pháp của QH57.

Có thể kể ra một số mảng hoạt động chính phục vụ hoạt động lập pháp của VPQH sau đây:

 Công tác thông tin phục vụ các kỳ họp và phục vụ hoạt động lập pháp của QH nói chung, thông qua: website của QH (www.na.gov.vn), mạng intranet với các tiện tích cơ bản như: 1) hệ thống thư điện tử của QH với khoảng 650 account email cho ĐB QH, chuyên viên Văn phòng Đoàn, cán bộ giúp việc ở VPQH, 2) cơ sở dữ liệu gỡ băng ghi âm các ý kiến thảo luận tại các kỳ họp QH (từ kỳ họp thứ 4 QH khoá X đến nay), 3) các phiên họp UBTVQH từ phiên 15 QH khoá XI, 4) Hội nghị ĐB QH chuyên trách, cơ sở dữ liệu Việt Nam (đến nay đã có khoảng 19 464 văn bản luật và dưới luật dạng toàn văn58) được nâng cấp và cập nhật thường xuyên trên mạng intranet (mạng nội bộ)…; tạp chí Nghiên cứu lập pháp, báo Người Đại biểu nhân dân; Trung tâm thông tin, thư viện và Nghiên cứu khoa học…;

56 [Xem 15]

57 [Xem 17] 58 [14, tr.271] 58 [14, tr.271]

 Công tác dân nguyện: tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân. Hàng năm, Ban dân nguyện của QH nhận được số lượng rất lớn các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở khắp nơi trong cả nước, bày tỏ những nguyện vọng bức xúc của họ đối với hàng loạt vấn đề liên quan đến tình trạng quốc kế, dân sinh, đến việc thực hiện công bằng xã hội, đến đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực… "Việc phân tích các đơn thư một cách có hệ thống, tuân thủ các quy định chặt chẽ của phương pháp phân tích văn bản như một phương pháp phân tích xã hội học thường được sử dụng, có khả năng mang đến kết quả rất tốt đối với việc nhận thức tình trạng dư luận xã hội để phục vụ cho hoạt động của QH"59.

 Hoạt động bồi dưỡng, đào tạo ĐB QH: hiện nay VPQH có Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử - là cơ quan chuyên môn phục vụ công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng của ĐB QH Việt Nam;

 Các hoạt động phục vụ của các Vụ chuyên môn khác của VPQH.  Hội nghị Đại biểu chuyên trách

Hình thức Hội nghị ĐB QH là một hình thức hoạt động mới của ĐB QH. Hội nghị nhằm thảo luận về các dự án luật dự kiến trình QH xem xét, thông qua tại kỳ họp tới của QH. Tuy chỉ có tính chất tư vấn và chưa được luật hóa, nhưng trong giai đoạn hoạt động đại biểu vẫn chưa phải là một nghề chuyên nghiệp như hiện nay, các cuộc họp Hội nghị đại biểu chuyên trách thực sự đã góp phần cung cấp một nguồn tư vấn tập thể có chất lượng cho UBTVQH, các cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, cũng như chuẩn bị cho việc thảo luận, thông qua dự án luật, pháp lệnh của QH.

Ban Công tác lập pháp

59 [46, tr. 56]

Một hình thức giúp việc khác cho hoạt động lập pháp của QH là hoạt động của Ban Công tác lập pháp. Ban Công tác lập pháp của QH được thành lập để giúp UBTVQH phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện kỹ thuật văn bản đối với dự thảo luật, pháp lệnh sau khi những văn bản này đã được QH, UBTVQH cho ý kiến hoặc thông qua. Theo Nghị quyết số 369/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về việc thành lập Ban Công tác lập pháp, Ban Công tác lập pháp là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBTVQH, có nhiệm vụ phục vụ UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các UB của QH, các ĐB QH vê kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật.

Tại Điều 2 khoản 1, Ban Công tác lập pháp "chủ trì trong việc phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp UBTVQH1 xây dựng dự thảo nghị quyết của QH về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm để trình QH".

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 63)