Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 78)

68 Xem phần 2.2.1 (thảo luận và thông qua dự án luật, pháp lệnh) 69 [14]

3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Dưới góc độ xã hội học pháp luật, các nguyên nhân khách quan hạn chế sự bảo đảm cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở Việt Nam hiện nay cũng bắt nguồn từ chính sự tác động của cơ sở xã hội. Các nguyên nhân này tựu trung lại đều liên quan đến các yếu tố về kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống, bối cảnh lịch sử đã được phân tích ở Chương 1 và Chương 2. Cụ thể là:

73 [14, tr 154]

Quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển cơ chế quản lý mới trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN:

Có thể thấy, trải qua một thời kỳ dài tập trung, quan liêu, bao cấp với những ảnh hưởng còn sót lại về mặt tư duy, cơ chế… là những cản trở không nhỏ cho yêu cầu đổi mới, quản lý xã hội bằng pháp luật trong cơ chế mới của các cấp lãnh đạo và của các cơ quan xây dựng và thi hành pháp luật. Như Đảng đã nhận định, khó khăn của chúng ta là: xây dựng và phát triển cơ chế quản lý mới trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là vấn đề hoàn toàn mới và chưa có tiền lệ (cả trong nước và trên thế giới). Đây là một thách thức to lớn và nặng nề đối với hoạt động lập pháp nước nhà. Chúng ta vừa phải đổi mới tư duy, đổi mới cách thức, lề lối làm việc, tiến hành những bước đi chắc chắn, thận trọng, đồng thời, lại phải đáp ứng được những thay đổi chóng mặt về kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Những kinh nghiệm lập pháp trong các giai đoạn trước là cần thiết nhưng đôi khi là không thể áp dụng trong thời kỳ mới. Do "chưa có tiền lệ", nên kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài cũng chỉ mang tính tham khảo.

Cơ chế mới đặt ra nhiều nhiệm vụ mới, tạo ra nhiều quan hệ xã hội mới xuất hiện đòi hỏi phải có những điều chỉnh thích hợp và bức thiết về mặt chính sách và pháp luật. Đồng thời những tồn tại trong hệ thống pháp luật từ thời kỳ bao cấp đặt ra yêu cầu nóng bỏng là phải gấp rút xây dựng, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho các quan hệ xã hội thời kỳ mới và đẩy nhanh tốc độ làm luật. Trong khi đó, như chúng ta đã biết, nền lập pháp của Việt Nam mới đang trong quá trình hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa, thực sự còn nhiều vướng mắc. Hơn thế nữa, tốc độ làm luật không đồng nghĩa với việc bảo đảm chất lượng của hoạt động lập pháp.

Với thực tế phải vừa tự tìm tòi, học hỏi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoạt động lập pháp của Việt Nam hiện nay chắc chắn không tránh khỏi những bất cập, hạn chế, đòi hỏi sự đổi mới, hoàn thiện hơn nữa.

Ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật của người dân Việt Nam, nhìn chung, được nhận định là chưa cao74. Người dân nhìn chung chưa có thói quen tuân thủ pháp luật. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau từ rất sâu xa (do hậu quả của một nền lịch sử và văn hóa đầy biến động: chế độ Bắc thuộc, chế độ phong kiến với những cuộc tương tàn liên miên và cuộc chiến tranh dân tộc kéo dài, tâm lý tiểu nông, xuất phát điểm của nền nông nghiệp kém phát triển75) cho đến nguyên nhân trực tiếp là sự ảnh hưởng của thời kỳ quá độ giữa cơ chế cũ quan liêu bao cấp và cơ chế mới kinh tế thị trường, mở cửa…

Các nhà lập pháp, đương nhiên ít nhiều cũng chịu tác động của những ảnh hưởng này, từ đó, ảnh hưởng không nhỏ tới cách thức, tư duy làm việc trong hoạt động lập pháp. Những tác động tiêu cực cần phải kể đến là: tư tưởng cục bộ, bản vị, cách làm việc thiếu khoa học, manh mún, thụ động, chủ quan duy ý chí, ít quan tâm đến các số liệu điều tra xã hội học…

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)