Nâng cao hiệu quả của việc lấy ý kiến nhân dân về hoạt động lập pháp và về các dự án luật

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 93)

82 Ví dụ đối với trường hợp của Luật Thương mại năm 1997, Luật Đất đai năm 2003…

3.3.1.3. Nâng cao hiệu quả của việc lấy ý kiến nhân dân về hoạt động lập pháp và về các dự án luật

pháp và về các dự án luật

Đây là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp. Việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành và đã được triển khai thực hiện trong thực tế. Thời gian qua, một số văn bản pháp luật quan trọng như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thuế thu nhập cá nhân… đã được đưa ra lấy ý kiến nhân dân trước khi được xem xét, thông

qua. Tuy nhiên, theo đánh giá chung hiện nay thì việc lấy ý kiến nhân dân còn hình thức, hiệu quả thấp.

Thực tiễn cho thấy, mỗi dự án Luật được UBTVQH công bố, lấy ý kiến nhân dân trong khoảng thời gian hai tháng. Nhưng, việc lấy ý kiến nhân dân thường được tổ chức vào giai đoạn cuối khi QH đã cho ý kiến, dự thảo đã được chỉnh lý để chuẩn bị trình QH xem xét thông qua nên tác dụng không cao. Do điều kiện thời gian cập rập trong tình trạng mọi việc thuộc nội dung dự án luật cơ bản đã được bàn và quyết rồi nên ý kiến đóng góp cũng chỉ có giá trị hạn chế ở mức củng cố thêm quan điểm đã có sẵn.

Việc theo dõi, tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu và giải trình ý kiến của nhân dân cũng cần được cải tiến. Báo cáo tiếp thu giải trình cần nêu rõ bao nhiêu ý kiến đóng góp, tiếp thu được ý kiến nào, ý kiến nào không tiếp thu được, vì sao…

Mặt khác, cần xem lại nội dung lấy ý kiến nhân dân. Theo chúng tôi, không thể lấy theo cách làm trước đây là in cả dự án luật, Bộ luật rồi để nhân dân cho ý kiến (tuy UBTVQH có gợi ý vấn đề cần tập trung thảo luận). Nhưng cần thấy nhân dân không có đủ điều kiện và thời gian nghiên cứu như các chuyên gia nên làm như vậy vừa tốn kém (do in ấn), vừa loãng nội dung cần tập trung xin ý kiến.

Đề nghị cần cải tiến theo hướng cơ cấu lại nội dung đưa ra lấy ý kiến. Cần thiết kế vấn đề cụ thể có tính chất phúc quyết để nhân dân chỉ phải trả lời "đồng ý" hoặc "không".

Việc xin ý kiến nhân dân cũng cần được tiến hành sớm hơn, trước khi QH quyết định chính sách cụ thể trong dự án luật.

Đối tượng lấy ý kiến cần kết hợp rộng rãi qua mạng (có theo dõi, tổng kết, nghiên cứu, tiếp thu giải trình) vừa lấy ý kiến của chuyên gia, của các tầng lớp nhân dân chịu tác động đối với từng dự án cụ thể.

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 93)