Hạn chế về quy trình, thủ tục lập pháp

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 76)

68 Xem phần 2.2.1 (thảo luận và thông qua dự án luật, pháp lệnh) 69 [14]

3.1.2.2. Hạn chế về quy trình, thủ tục lập pháp

Quy trình, thủ tục lập pháp ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập.

Như đã phân tích, quy trình lập pháp ở Việt Nam gồm hai giai đoạn lớn là 1) Quy trình lập và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và 2) Quy trình xây dựng văn bản luật, pháp lệnh.

 Hiệu quả của Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ và hằng năm còn chưa sát thực tế, chưa dự báo đầy đủ yêu cầu của từng lĩnh vực, khả năng chuẩn bị của các cơ quan có trách nhiệm nên phải điều chỉnh lại nhiều lần71. "Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm do UB (UB Pháp luật) dự kiến trình UBTVQH chưa có cơ sở vững chắc nên khi đã được QH thông qua trong quá trình thực hiện vẫn phải điều chỉnh, một số dự án phải đưa ra khỏi Chương trình"72.

71 [13]

 Vấn đề thẩm tra dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: chưa tổ chức được các cuộc làm việc với các cơ quan, tổ chức có kiến nghị đưa dự án vào Chương trình, do đó còn thiếu những thông tin, căn cứ cần thiết phục vụ cho phiên họp thẩm tra cũng như kiến nghị UBTVQH những dự án cần đưa hay không đưa vào Chương trình.

 Cơ chế và điều kiện bảo đảm thực hiện quyền sáng kiến lập pháp chưa được quy định rõ: đa số các dự án luật, pháp lệnh hiện nay vẫn do Chính phủ trình, chưa có ĐB QH nào thực hiện quyền sáng kiến lập pháp của mình. Tại nhiệm kỳ QH khóa XI, lần đầu tiên có UB của QH chủ động đề xuất và chủ trì soạn thảo dự án luật (UB Khoa học, công nghệ và môi trường đối với dự án Luật giao dịch điện tử, UB về các vấn đề xã hội đối với dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số ít ỏi so với số chủ thể được trao sáng quyền lập pháp theo luật định.

 Việc phân định phạm vi trách nhiệm giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và Ban soạn thảo cũng như việc tổ chức thực hiện công việc của Ban soạn thảo đến nay vẫn không được xác định rõ. Sự không xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong Ban soạn thảo trong quá trình tham gia soạn thảo dự án luật, pháp lệnh còn có thể tạo ra những cân nhắc không đáng có của các thành viên giữa yêu cầu xây dựng một dự án luật, pháp lệnh khách quan, phù hợp với thực tiễn và lợi ích của cơ quan chủ quản của mình…

 Công đoạn thẩm tra dự án luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều tồn tại: Việc tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia về các dự án luật, pháp lệnh cũng như việc xây dựng đội ngũ cộng tác viên thường xuyên trong công tác xây dựng pháp luật chưa được thực hiện. Bên cạnh đó, các hoạt động

khảo sát thực tiễn hầu như rất ít được thực hiện để nâng cao chất lượng của hoạt động thẩm tra.

Việc chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được QH, UBTVQH cho ý kiến chủ yếu do Thường trực UB đảm nhiệm, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do không có điều kiện họp tập thể (Thường trực), nên công việc này lại chỉ do một số đồng chí trong Thường trực cùng cán bộ của Vụ giúp việc phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu chỉnh lý, do đó, chưa phát huy được trí tuệ của tập thể như đòi hỏi.

Việc tổ chức thảo luận, tham gia ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh với các UB khác thường "không có thời gian"73 và cũng chỉ có một số thành viên trong Thường trực có thể tham gia một cách không đầy đủ vì cùng một lúc phải thực hiện công việc khác của UB.

 Bên cạnh đó, còn một loạt tồn tại liên quan đến các vấn đề về quy trình lập pháp như: trình dự án luật, pháp lệnh (về thủ tục trình dự án luật, pháp lệnh; hình thức và nội dung tờ trình về dự án luật, pháp lệnh), thông qua dự án luật vẫn nặng về thảo luận câu, chữ, các vấn đề về thủ tục, cách thức tiến hành công việc tại kỳ họp…

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 76)