Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ lá cây Ô đầu [49], [57]

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text ) (Trang 63 - 65)

Lá Ô đầu (1.5 kg) sau khi thu hái được làm sạch, sấy khô ở nhiệt độ 60 0C, sau đó được ngâm chiết trong ethanol (4 lần x 5 l x 8 h/lần ). Dịch chiết thu được đem cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, thu được cao ethanol (40 g).

Cao ethanol được kiềm hóa bằng dung dịch K2CO3 10 % (pH 8.0), lọc loại tạp thu được dịch nước, acid hóa bằng HCl 10 % (pH 6.0) và muối ăn NaCl bão hòa. Chiết lại bằng ethyl acetat (3 lần x 300 ml/lần) và cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được 15g cao ethyl acetat. Cao ethyl acetat triển khai sắc ký trên cột silica gel, cỡ hạt 0.063-0.200 mm, rửa giải bằng các hệ dung môi có độ phân cực tăng dần (n-hexan - EtOAc với nồng độ EtOAc tăng từ 0-100 %, EtOAc - MeOH với nồng độ MeOH tăng từ 0-80 %) thu được các phân đoạn có kí hiệu là: A, B, C, D, E.

Phân đoạn A (1.1 g) triển khai sắc ký trên cột silica gel pha thường, cỡ hạt 0.040-0.063 mm, rửa giải bằng hệ dung môi n-hexan - EtOAc (1:3) thu được chất F1, tinh thể màu trắng, Rf = 0.57 (CHCl3 - EtOAc, 6:4). Chất này được kết tinh lại trong dung môi n-hexan.

Phân đoạn B (0.8 g) triển khai sắc ký trên cột silica gel pha thường, cỡ hạt 0.040-0.063mm, rửa giải bằng hệ dung môi CHCl3 - EtOAc (90:10) thu được chất F2, tinh thể màu trắng, Rf = 0.30 (CH2Cl2 - EtOAc, 90:10). Chất này được kết tinh lại trong dung môi ethyl acetat.

Phân đoạn C (4.2 g) triển khai sắc ký trên cột silica gel pha thường, cỡ hạt 0.040-0.063 mm, rửa giải bằng hệ dung môi EtOAc - MeOH (80:20) thu được chất F3 (16 mg), F4 (19 mg). Trong đó F3 là tinh thể vàng, Rf = 0.45 (CHCl3 - MeOH, 85:15); F4 là tinh thể màu vàng, Rf = 0.31 (CHCl3 - MeOH, 85:15).Các chất F3, F4 cho phản ứng hiện màu với dung dịch FeCl3 5 %.

Phân đoạn D (1.0 g) triển khai sắc ký trên cột silica gel pha thường, cỡ hạt 0.040-0.063 mm, rửa giải bằng hệ dung môi n-hexan - EtOAc (85:15) thu được chất F7 (21 mg), tinh thể có màu trắng đục, Rf = 0.50 (CH2Cl2 - MeOH, 90:10).

Phân đoạn E (2.1 g) triển khai sắc ký trên cột silica gel pha đảo YMC, cỡ hạt 0.030-0.050 mm, rửa giải bằng hệ dung môi MeOH - EtOAc (90:10) thu được chất F5

58

(12 mg), F6 (22 mg). Chất F5 tinh thể màu vàng nhạt, Rf = 0.40 (CHCl3 - MeOH, 10:90). Chất F6 có màu vàng, Rf = 0.30 (CHCl3 - MeOH, 15:85).

Sơ đồ chiết xuất các hợp chất từ lá cây Ô đầu được trình bày ở hình 3.17

Hình 3.17. Sơ đồ chiết xuất và phân lập các hợp chất từ lá cây Ô đầu

Lá Ô đầu sấy khô (1.5 kg), xay thô (5-10 mm)

Ngâm chiết EtOH 96 % (4 lần x 5 l x 8 h/lần) Dịch chiết ethanol

Cao ethanol (80 g)

Cất thu hồi DM dưới áp suất giảm

Dịch lọc

Kiềm hóa bằng Na2CO3, lọc loại tạp

Dịch lọc đã được acid hóa

Acid hóa bằng dd HCl + dd NaCl bão hòa

Cao EtAC (15 g)

Chiết 3 lần bằng ethyl acetat, cất thu hồi DM dưới áp suất giảm

Rửa giải bằng sắc ký cột Phân đoạn A (1.1 g) Phân đoạn B (0.8 g) Phân đoạn C (4.2 g) Phân đoạn D (1.0 g) Phân đoạn E (2.1 g) Chất F1 (32 mg) Chất F2 (26 mg) Chất F3 (16 mg) Chất F4 (19 mg) Chất F7 (21 mg) Chất F5 (12 mg) Chất F6 (22 mg)

59

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text ) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)