Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitu mL

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text ) (Trang 27 - 133)

1.3.1.1. Tác dụng giảm đau

Tác dụng giảm đau của chi Aconitum đã được biết đến từ lâu và có nhiều nghiên cứu về tác dụng này. Theo Dacheng Hao [50], tác dụng giảm đau chủ yếu do tác động của nhóm alcaloid, có sự liên quan giữa cấu trúc và tác dụng giảm đau. Yếu tố quyết định đến tác dụng giảm đau trong cấu trúc của alcaloid diterpenoid là: nhóm aroyl/nhóm aroyloxy ở vị trí C-4 hoặc C-14, nhóm amin trong vòng A, một acetoxyl hoặc một nhóm ethoxyl tại C-8, một ester thơm tại C-14 hoặc trạng thái bão hòa của vòng D. Alcaloid diterpen có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương bởi kích thích các thụ thể μ-opioid và ức chế hấp thu noradrenalin [51]. Một số dịch chiết hoặc alcaloid tinh khiết phân lập từ một số loài thuộc chi Aconitum thấy có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương được nghiên cứu trên mô hình mâm nóng và máy tail-flick [51], [52], một số có tác dụng giảm đau theo cơ chế ngoại vi [136], [142] được nghiên cứu trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic.

1.3.1.2. Tác dụng tăng cường miễn dịch

Qua các thử nghiệm cho thấy, chi Aconitum có tác dụng tăng cường miễn dịch thông qua tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể (tăng nồng độ IgG…), tăng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (tăng nồng độ IL-2…) và tác dụng này chủ yếu được thử nghiệm đối với thành phần polysaccharid. Cụ thể thông qua các nghiên cứu sau: Theo Tiantian Liu và cs, các sản phẩm chế biến từ Phụ tử (A. carmichaeli Debeaux) là: Yanfuzi, Danfupian, Baifupian. đã làm tăng số lượng tế bào lympho lách với IC50 của Phụ tử là 18 mg/ml, Yanfuzi là 32 mg/ml, giá trị EC50 của Baifupian là 25mg/ml

Danfupian là 28mg/ml [129]. Theo Li H và cs, phân đoạn chứa polysaccharid ACP-I chiết từ củ (A.coreanum Rapaics), được đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch thông qua thúc đẩy sự tiết cytokin ở chuột thí nghiệm, làm tăng số lượng IL-2, TNF-α

22

IFN- γ [88]. Phân đoạn dịch chiết polysaccharid từ Phụ tử (A.kusnezoffii Reichb.) thử nghiệm với các liều 50, 100, 200 mg/kg trên chuột cho thấy tăng số lượng tế bào lympho, đại thực bào so với nhóm chứng [130]. Polysaccharid FPS- 1 phân lập từ củ (A.carmichaeli Debx.), có tác dụng kích thích miễn dịch trên chuột nhắt trắng, làm tăng cả tế bào lympho B và T in vivoin vitro [46].

1.3.1.3. Tác dụng chống oxy hóa

Đến nay, các nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của chi Aconitum mới chỉ thấy có nghiên cứu trên in vitro, với các thử nghiệm quét gốc tự do như: DPPH, hydroxy, anion peroxyd, H2O2, ion sắt, sản phẩm của quá trình tự oxy hóa 1,2,3- phentriol. Tác dụng chống oxy hóa này chủ yếu được thử nghiệm đối với thành phần flavonoid và polysaccharid chiết xuất từ chi Aconitum. Kết quả nghiên cứu của đối với cao chiết ethanol của lá A.carmichaeli Debx. [137], thành phần flavonoid chiết xuất từ lá A.napellus Lusitanicum [98], dẫn chất của quercetin chiết từ lá A.anthora L. [49], phân đoạn chứa flavonoid chiết từ lá một số loài Aconitum [110], dịch chiết polysaccharid từ củ (A. kusnezoffii Reichb.) [130], phân đoạn chứa polysaccharid ACPS-2 và ACPS-3 chiết từ củ (A. coreanum Rapaics) [44], polysaccharid có cấu trúc là: α -(1→3),(1→4)-D-glucan (AKP) phân lập từ củ (A. kusnezoffii Reichb.) [131] đều thấy có tác dụng chống oxy hóa trên in vivo.

1.3.1.4. Tác dụng gây hạ đường huyết

Các nghiên cứu về tác dụng gây hạ đường huyết của chi Aconitum, được thực hiện trên mô hình gây hạ dường huyết bằng alloxan hoặc streptozotocin với các mức liều khác nhau của cao chiết, phân đoạn dịch chiết, chất tinh khiết. Cụ thể như sau : cao chiết ethanol từ củ (A. napellus L.) có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây đái tháo đường bởi alloxan với các liều 100, 200, 400 mg/kg bằng đường uống, glibenclamid (2.5 mg/kg) được dùng làm chất đối chiếu [53]. Chế phẩm Hei-Shug- Pian bào chế từ củ (A.carmichaeli Debx.), trên mô hình gây đái tháo đường bởi streptozotocin, mức liều chế phẩm 12.5 đến 50 mg/kg thấy có tác dụng hạ đường huyết [93]. Hikino H đã thử chất aconitan A phân lập từ A.carmichaeli Debx. thấy có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây đái tháo đường gây bởi streptozotocin [101].

23

1.3.1.5. Tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư

Một số nghiên cứu về tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư của chi

Aconitum được thực hiện đối với thành phần alcaloid, trên một số dòng tế bào ung thư cho thấy tác dụng gây ức chế sự tăng sinh, xâm lấn, di căn của tế bào ung thư. Theo Dacheng Hao và cs cao chiết ethanol từ củ A. vaginatum E. Pritz, có tác dụng ức chế sự tăng sinh, xâm lấn và di căn của dòng tế bào ung thư phổi A549. Alcaloid amid từ

A. taipeicum cho thấy hoạt động kháng u do ức chế các tế bào K562 [50]. Cao chiết ethanol từ củ một số loài Aconitum có tác dụng gây độc tế bào phụ thuộc vào liều, trên ba dòng tế bào ung thư: HepG2, Hela, sP2/0 [137]. Hợp chất bis [O-(14- benzoylaconine -8-yl)] suberat được tổng hợp từ aconitin, thử nghiệm thấy có tác dụng trên các dòng tế bào ung thư: SK - MEL -5 và SK - MEL -28, COLO -205 và HT - 29 (ung thư trực tràng) và MDA – MB - 468 (ung thư vú) [47]. Alcaloid 8-O-azeloyl-14- benzoylaconin phân lập từ A.karacolicum Rapaics, có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư trên 3 dòng tế bào ở người [107]. Theo Hazawa HeLa, Raji và cs, dẫn xuất của alcaloid norditerpenoid có khung C-20 và C-19 từ chi Aconitum có tác dụng chống ung thư trên hai dòng tế bào A172, A549 [86].

1.3.1.6. Tác dụng trên tim mạch

Một số nghiên cứu về tác dụng trên tim mạch của chi Aconitum được thử nghiệm đối với thành các alcaloid, cho thấy các alcaloid này có tác động trên cơ tim, trên động mạch chủ làm ảnh hưởng tới nhịp tim, lực co bóp cơ tim và cung lượng tim. Higenamin là một benzylisoquinolin alcaloid làm tăng sức co bóp cơ tim, làm giãn động mạch chủ, ức chế epinephrine, ADP hoặc chống kết tập tiểu cầu, làm hạ huyết áp [50]. Mesaconin, hypaconin và beiwutinin cho thấy tác động trên tim mạnh, làm tăng khả năng tưới máu, cải thiện hiệu lực co bóp và chức năng thất trái nhưng không ảnh hưởng nhịp tim [94]. Alcaloid phân lập từ A. coreanum L. có tác dụng chống loạn nhịp tim [139]. Theo Dezso Csupor và cộng sự, 111 alcaloid diterpen chia thành 2 nhóm: gây loạn nhịp tim (Các alcaloid này có khung cấu trúc chung của nhóm aconitan. Khả năng gây loạn nhịp tim phụ thuộc vào nhóm thế như: β-OH trên C-13, α-aroyl trên C- 14, β-acetat trên C-8 và một nguyên tử nitơ trong phân tử) và chống loạn nhịp tim

24

(nhóm alcaloid diterpen – C18 có gốc acid acetylanthranilic hoặc anthranilic trên C-4, nhóm methoxy trên C-1, C-14, C-16 và một OH trên C-8) [52].

1.3.1.7. Tác dụng trên huyết áp

Kết quả nghiên cứu tác dụng trên huyết của chi Aconitum cho thấy nước sắc Ô đầu, Phụ tử hoặc alcaloid phân lập từ một số loài thuộc chi Aconitum có tác dụng làm hạ huyết do làm giãn mạch và giảm tần số tim. Theo Xian-Ju Huang và cs, ở liều nhỏ, nước sắc Phụ tử gây tăng huyết áp động vật đã được gây mê. Liều cao lúc đầu gây hạ, sau tăng huyết áp [137]. Nước sắc Ô đầu, Phụ tử có tác dụng hạ huyết áp khi tiêm tĩnh mạch chó và mèo đã gây mê. Tác dụng này nhanh và ngắn, thông qua cơ chế giãn mạch [48]. Aconitin và những chất tương tự tiêm tĩnh mạch mèo ở liều 0.01 mg/kg và chuột cống trắng ở liều 0.05 mg/kg, ban đầu có tác dụng hạ huyết áp [107]. Lappaconitin và N- desacetylappaconitin tiêm tĩnh mạch chó ở liều 0.15 mg/kg gây hạ huyết áp động mạch và giảm tần số tim [86].

1.3.1.8. Tác dụng chống viêm

Kết quả nghiên cứu về tác dụng chống viêmcủa cao chiết từ chi Aconitum cho thấy cao chiết này có tác dụng chống viêm cấp và chống viêm mạn trên mô hình in vivoin vitro. Theo Nesterova. V và cs cao chiết cồn nước của củ (A.baicalense, A. septentrionale Koelle) làm giảm triệu chứng viêm như: giảm tiết dịch, đau và sốt với mức độ như thuốc kháng viêm không steroid. Cao chiết ethanol của các bộ phận trên mặt đất, ức chế các giai đoạn quá trình viêm trên mô hình viêm mạn tính [106]. Cao chiết ethanol từ củ một số loài thuộc chi Aconitum có tác dụng chống viêm in vitro ở mức liều từ 4 - 200 µg/ml [137]. Cao chiết ethanol từ củ loài A.coreanum được thử với liều 10, 100 mg/kg/ngày, cho chuột uống trong 14 ngày, thông qua đánh giá tính thấm thành mạch, tỷ lệ sưng khớp gối thấy có tác dụng chống viêm khớp [102]. Cao chiết ethanol từ củ loài A. heterophyllum làm giảm viêm, làm giảm trọng lượng u hạt trong chuột ở liều thử 225, 450 và 900 mg/kg đường uống [120].

1.3.1.9. Một số tác dụng khác

- Tác dụng chống tiêu chảy: Dịch chiết A. heterophyllum Wall. đã được nghiên cứu tác dụng chống tiêu chảy, làm se niêm mạc và làm thuốc bổ. Nó là thành phần chính

25

trong thuốc chống tiêu chảy Diarex Vet, có tác dụng mạnh khi thử trên chuột ở liều 750mg/kg [107].

- Tác dụng kháng khuẩn: Theo Nidhi Srivastava và cộng sự (2011) nghiên cứu dịch chiết methanol của Aconitum heterophyllum Wall. thấy có sự ức chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn Gram dương, Staphylococcus aureusBacillus subtilis [108]. Demethylenedelcorin, lepenin phân lập từ A. sinomontanum có tác dụng ức chế hoạt động của nấm và vi khuẩn. Cao chiết methanol 90% của A. chasmanthum Stapf. có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gram âm. Dịch chiết A. tanguticum ức chế mạnh các loại vi khuẩn Fusarium semitectumStaphylococcus aureus nhưng có tác dụng yếu với

Escherichia coli. Condelphin hydroclorid có tác dụng ức chế E. coli, Strept. haemolyticus,Staph. albus, Staph. aureus ở nồng độ 0.125 – 0.33 mg/ml [11].

- Tác dụng kháng nấm: Các phân đoạn dịch chiết có tác dụng mạnh trên nấm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trichophyton mentagrophyte, đặc biệt phân đoạn etheyl acetat có tác dụng với hầu hết các loại nấm [11].

- Tác dụng kháng vi rút: Cao chiết Phụ tử, benzoylmesaconin, benzoylaconin, benzoylhypaconin, 14- anisoyaconin, neolin, ignavin, mesaconin, benzoylaconin, 16- pyromesaconin, pyraconin, 15 – α – hydroxyneolin, ajaconin hoặc benzoylmesaconin kết hợp với interleukin 12 (IL - 12) [107] đều có tác dụng chống nhiễm vi rút herpes simplex typ 1 và tăng tỉ lệ sống ở chuột nhắt trắng bị tổn thưởng bởi nhiệt. Benzoylmesaconin còn làm tăng tỉ lệ sống ở chuột nhắt trắng nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch đồng thời nhiễm vi rút herpes simplex typ 1 hoặc ở chuột bị tổn thương bởi nhiệt và nhiễm Cytomegalo vi rút [108].

- Tác dụng với ký sinh trùng: Atisinium clorid, alcaloid chính phân lập từ A. orochryseum, có tác dụng ức chế hoạt động của TM4 và K1 của ký sinh trùng sốt rét

Plasmodium falciparum [107]

- Tác dụng ức chế emzym [108]: Thuốc ức chế enzym trên lâm sàng rất hữu ích. Chất ức chế tyrosinase, điều trị rối loạn sắc tố melanin, rất quan trọng trong mỹ phẩm làm trắng sau khi da bị cháy nắng. Một nghiên cứu tác dụng ức chế tyrosinase của 5 alcaloid cho thấy chỉ có lappaconitin và puberanin ức chế yếu enzyme tyrosinase với IC50 = 93.33 và 205.21 mg/kg. Hai alcaloid heterophyllin A và heterophyllin B phân

26

lập từ A. heterophyllum và nhận thấy chúng ức chế hiệp đồng enzym acetylcholineatrase và butyrylcholinestrase, giúp điều trị bệnh alzheimer.

- Tác dụng an thần: Phụ tử sống A. carmichaeli Debx. và A. japonicum Thunb. có tác dụng an thần trên chuột nhắt trắng. Phụ tử chế không có tác dụng này [11]. Một số thành phần có tác dụng an thần, giảm hoạt động tự nhiên, kéo dài thời gian ngủ do hexobarbital, làm hạ thân nhiệt ở chuột nhắt trắng như: aconitin, hypaconitin, mesaconitin, songoramin, benzoylhypaconin, benzoylaconin, benzoylmesaconin [27].

- Hạ sốt: Phụ tử sống với liều uống 1 g/kg gây hạ nhiệt độ trực tràng chuột cống trắng 1-1.5 oC trong hơn 3 giờ. Hypaconitin tiêm dưới da 0.3 mg/kg hoặc aconitin, mesaconitin 0.06 mg/kg gây hạ nhiệt độ trực tràng 1- 3 oC. Benzoylaconin cũng có tác dụng này nhưng ở liều 30 mg/kg [11]. Một số dẫn chất như 15-O-actyl-14-O- chlorobenzoylmesaconin và 15-O-acetyl-14-O-p-chlorobenzoyl-aconin cũng có tác dụng hạ sốt.

- Tác dụng lên cơ trơn: Phụ tử sống và các alcaloid như aconitin gây tăng co bóp cơ trơn hồi tràng chuột cống trắng cô lập nhưng sau khi chế biến thì không có tác dụng này. Tuy nhiên, alcaloid toàn phần của Bắc Ô đầu (A. kusnezoffii Reichb.) lại có tác dụng đối kháng với co thắt cơ trơn hồi tràng chuột lang cô lập do histamin, acetylcholin, albumin gây nên [11], [107].

1.3.1.10. Độc tính

Theo nghiên cứu của Sajan L Shyaula [116], ngộ độc do dùng củ của các loài thuộc chi Aconitum thường xảy ra do dùng sai liều, không chế biến dược liệu. Các triệu chứng xảy ra nhanh chóng trong vòng 10 đến 20 phút. Ban đầu là ngứa ran, nóng rát ở ngón tay, ngón chân, tiếp theo là đổ mồ hôi, ớn lạnh, khô miệng, mất cảm giác, nôn mửa, đau bụng dữ dội, tê liệt cơ xương, rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân chính gây tử vong là trụy tim mạch, loạn nhịp thất. Tám giai đoạn khi bị ngộ độc được mô tả bởi Bhaisajya Ratnawali. Qua phân tích nước tiểu của bệnh nhân bị ngộ độc thấy rằng các trường hợp bị ngộ độc khi dùng các loài thuộc chi Aconitum ở Nepal trong nước tiểu thường có các alcaloid: bikhaaconitin, pseudoaconitin, indaconitin và yunaconitin. Xử lý ngộ độc các alcaloid trên cần thực hiện ngay và giám sát chặt chẽ nhịp tim, huyết áp. Nguyên nhân gây ra ngộ độc chủ yếu là các alcaloid diterpenoid có khung cấu trúc

27

C-19 và C-20. Các alcaloid chính có độc tính cao là: aconitin, mesaconitin, hypaconitin. Các alcaloid này có thể bị chuyển hóa thành dạng ít độc hoặc không còn độc tính. (aconitin→ benzoylaconin → aconin; mesaconitin→ benzoylmesaconin → mesaconin; hypaconitin→ benzoylhypaconin→ hypaconin) [56], [128]. Theo dõi 10 ca ngộ độc do sử dụng các loài thuộc chi Aconitum chủ yếu là A. kusnezoffii trong y học cổ truyền để chữa bệnh đau nhức xương khớp. Kiểm tra thấy trong các trường hợp đều phát hiện có alcaloid yunaconitin [73].

Giá trị LD50 của một số alcaloid được trình bày ở bảng 1.6.

Bảng 1.6. LD50 của một số alcaloid của chi Aconitum L. [11]

TT Tên Alcaloid LD50 (mg/kg) Uống Dưới da Màng bụng Tĩnh mạch 1 1- Benzoylnapellin 31.6-46.4 2 3- acetylaconitin 0.87 0.5 3 8- O- cinnamoylneonin 11.89 4 Aconifin 1.15 0.22 5 Aconin 120 6 Aconitin 1.8 0.27- 0.55 0.31 0.12 7 Benzoylaconin 1500 70 23 8 Benzoylaconitin 27 9 Benzoylhypaconin 830 130 120 23 10 Benzoylmesaconitin 810 230 240 21 11 Delavaconitin 106 12 Delsolin 550 13 Fuzilin 300 14 Guafu base A 422 134 15 Heteratisin 147-180 16 Higenamin 3350 300 48.9-58.9 17 Hypaconitin 5.8 1.19-1.9 1.1 0.47 18 Karacolin 298 51.5 19 Lappaconin 142-144 20 Lappaconitin 20 5.9-11.5 21 Magnoflorin 138 19.6 20

28 22 Mesaconitin 1.9 0.2-0.26 0.21-0.22 0.1-0.13 23 N- desacetyllappaconitin 67.1 23.5 24 Napellin >147 25 Sepaconitin 500 26 Songorin 1575 630 485 106-142 27 Talatisamin 115.5 28 Yunaconitin 0.26 0.59 0.05

Nhận xét: Qua tham khảo các nghiên cứu trước đây về tác dụng của chi Aconitum, cho thấy các loài thuộc chi này có nhiều tác dụng sinh học có thể ứng dụng trên lâm sàng. Đặc biệt là tác dụng chống viêm giảm đau, tác dụng chống oxy hóa bảo vệ gan và tác dụng tăng cường miễn dịch đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu để ứng dụng trên lâm sàng. Hiện nay cây Ô đầu trồng ở Việt Nam mới được nghiên cứu về tác dụng chống viêm, giảm đau của dịch chiết nước, chiết từ phụ tử chế.Mặt khác, trên thế giới Ô đầu, Phụ tử không chỉ sử dụng trong y học cổ truyền mà còn sử dụng dưới các dạng bào chế hiện đại như dạng thuốc tiêm, viên, ống nước. Chính vì vậy, đề tài luận án định hướng tập trung nghiên cứu các tác dụng: tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa bảo vệ gan, giảm đau trên phân đoạn dịch chiết có độc tính thấp, được chiết từ Ô đầu, Phụ tử sống. Điều này phù hợp với xu hướng sử dụng dược liệu trong y học hiện đại, cũng như điều kiện nghiên cứu phát triển sản phẩm từ dược liệu tại Việt Nam.

1.3.2. Công dụng

1.3.2.1. Ô đầu [3], [6], [27]

- Công năng: Khu phong, trừ thấp tý, ôn kinh chỉ thống

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text ) (Trang 27 - 133)