Tác dụng chống oxy hóa

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text ) (Trang 28 - 30)

Đến nay, các nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của chi Aconitum mới chỉ thấy có nghiên cứu trên in vitro, với các thử nghiệm quét gốc tự do như: DPPH, hydroxy, anion peroxyd, H2O2, ion sắt, sản phẩm của quá trình tự oxy hóa 1,2,3- phentriol. Tác dụng chống oxy hóa này chủ yếu được thử nghiệm đối với thành phần flavonoid và polysaccharid chiết xuất từ chi Aconitum. Kết quả nghiên cứu của đối với cao chiết ethanol của lá A.carmichaeli Debx. [137], thành phần flavonoid chiết xuất từ lá A.napellus Lusitanicum [98], dẫn chất của quercetin chiết từ lá A.anthora L. [49], phân đoạn chứa flavonoid chiết từ lá một số loài Aconitum [110], dịch chiết polysaccharid từ củ (A. kusnezoffii Reichb.) [130], phân đoạn chứa polysaccharid ACPS-2 và ACPS-3 chiết từ củ (A. coreanum Rapaics) [44], polysaccharid có cấu trúc là: α -(1→3),(1→4)-D-glucan (AKP) phân lập từ củ (A. kusnezoffii Reichb.) [131] đều thấy có tác dụng chống oxy hóa trên in vivo.

1.3.1.4. Tác dụng gây hạ đường huyết

Các nghiên cứu về tác dụng gây hạ đường huyết của chi Aconitum, được thực hiện trên mô hình gây hạ dường huyết bằng alloxan hoặc streptozotocin với các mức liều khác nhau của cao chiết, phân đoạn dịch chiết, chất tinh khiết. Cụ thể như sau : cao chiết ethanol từ củ (A. napellus L.) có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây đái tháo đường bởi alloxan với các liều 100, 200, 400 mg/kg bằng đường uống, glibenclamid (2.5 mg/kg) được dùng làm chất đối chiếu [53]. Chế phẩm Hei-Shug- Pian bào chế từ củ (A.carmichaeli Debx.), trên mô hình gây đái tháo đường bởi streptozotocin, mức liều chế phẩm 12.5 đến 50 mg/kg thấy có tác dụng hạ đường huyết [93]. Hikino H đã thử chất aconitan A phân lập từ A.carmichaeli Debx. thấy có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây đái tháo đường gây bởi streptozotocin [101].

23

1.3.1.5. Tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư

Một số nghiên cứu về tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư của chi

Aconitum được thực hiện đối với thành phần alcaloid, trên một số dòng tế bào ung thư cho thấy tác dụng gây ức chế sự tăng sinh, xâm lấn, di căn của tế bào ung thư. Theo Dacheng Hao và cs cao chiết ethanol từ củ A. vaginatum E. Pritz, có tác dụng ức chế sự tăng sinh, xâm lấn và di căn của dòng tế bào ung thư phổi A549. Alcaloid amid từ

A. taipeicum cho thấy hoạt động kháng u do ức chế các tế bào K562 [50]. Cao chiết ethanol từ củ một số loài Aconitum có tác dụng gây độc tế bào phụ thuộc vào liều, trên ba dòng tế bào ung thư: HepG2, Hela, sP2/0 [137]. Hợp chất bis [O-(14- benzoylaconine -8-yl)] suberat được tổng hợp từ aconitin, thử nghiệm thấy có tác dụng trên các dòng tế bào ung thư: SK - MEL -5 và SK - MEL -28, COLO -205 và HT - 29 (ung thư trực tràng) và MDA – MB - 468 (ung thư vú) [47]. Alcaloid 8-O-azeloyl-14- benzoylaconin phân lập từ A.karacolicum Rapaics, có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư trên 3 dòng tế bào ở người [107]. Theo Hazawa HeLa, Raji và cs, dẫn xuất của alcaloid norditerpenoid có khung C-20 và C-19 từ chi Aconitum có tác dụng chống ung thư trên hai dòng tế bào A172, A549 [86].

1.3.1.6. Tác dụng trên tim mạch

Một số nghiên cứu về tác dụng trên tim mạch của chi Aconitum được thử nghiệm đối với thành các alcaloid, cho thấy các alcaloid này có tác động trên cơ tim, trên động mạch chủ làm ảnh hưởng tới nhịp tim, lực co bóp cơ tim và cung lượng tim. Higenamin là một benzylisoquinolin alcaloid làm tăng sức co bóp cơ tim, làm giãn động mạch chủ, ức chế epinephrine, ADP hoặc chống kết tập tiểu cầu, làm hạ huyết áp [50]. Mesaconin, hypaconin và beiwutinin cho thấy tác động trên tim mạnh, làm tăng khả năng tưới máu, cải thiện hiệu lực co bóp và chức năng thất trái nhưng không ảnh hưởng nhịp tim [94]. Alcaloid phân lập từ A. coreanum L. có tác dụng chống loạn nhịp tim [139]. Theo Dezso Csupor và cộng sự, 111 alcaloid diterpen chia thành 2 nhóm: gây loạn nhịp tim (Các alcaloid này có khung cấu trúc chung của nhóm aconitan. Khả năng gây loạn nhịp tim phụ thuộc vào nhóm thế như: β-OH trên C-13, α-aroyl trên C- 14, β-acetat trên C-8 và một nguyên tử nitơ trong phân tử) và chống loạn nhịp tim

24

(nhóm alcaloid diterpen – C18 có gốc acid acetylanthranilic hoặc anthranilic trên C-4, nhóm methoxy trên C-1, C-14, C-16 và một OH trên C-8) [52].

1.3.1.7. Tác dụng trên huyết áp

Kết quả nghiên cứu tác dụng trên huyết của chi Aconitum cho thấy nước sắc Ô đầu, Phụ tử hoặc alcaloid phân lập từ một số loài thuộc chi Aconitum có tác dụng làm hạ huyết do làm giãn mạch và giảm tần số tim. Theo Xian-Ju Huang và cs, ở liều nhỏ, nước sắc Phụ tử gây tăng huyết áp động vật đã được gây mê. Liều cao lúc đầu gây hạ, sau tăng huyết áp [137]. Nước sắc Ô đầu, Phụ tử có tác dụng hạ huyết áp khi tiêm tĩnh mạch chó và mèo đã gây mê. Tác dụng này nhanh và ngắn, thông qua cơ chế giãn mạch [48]. Aconitin và những chất tương tự tiêm tĩnh mạch mèo ở liều 0.01 mg/kg và chuột cống trắng ở liều 0.05 mg/kg, ban đầu có tác dụng hạ huyết áp [107]. Lappaconitin và N- desacetylappaconitin tiêm tĩnh mạch chó ở liều 0.15 mg/kg gây hạ huyết áp động mạch và giảm tần số tim [86].

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text ) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)