Nghiên cứu tác dụng giảm đau

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text ) (Trang 42 - 44)

+ Mẫu nghiên cứu: Phân đoạn dịch chiết từ Phụ tử chứa alcaloid + Phương pháp và cách thực hiện:

* Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mô hình “mâm nóng” (hot plate) [51], [136] - Nguyên lý: Đánh giá tác dụng giảm đau thông qua khả năng đáp ứng với kích thích nhiệt của chuột theo thời gian. Đặt chuột lên mâm nóng (máy Hot plate), luôn duy trì ở nhiệt độ 56 oC bằng hệ thống ổn nhiệt. Thời gian phản ứng với kích thích nhiệt được tính từ lúc đặt chuột lên mâm nóng đến khi chuột có phản xạ liếm chân sau. So sánh thời gian phản ứng với kích thích nhiệt trước và sau khi uống mẫu nghiên cứu và so sánh giữa các lô chuột với nhau.

- Cách tiến hành thí nghiệm:

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con: + Lô 1 (chứng): Uống nước cất liều 0.2 ml/10 g/ngày trong 3 ngày.

+ Lô 2: Uống codein phosphat 20 mg/kg 1 lần trước khi đo lần thứ hai 1 giờ.

+ Lô 3: Uống MNC liều 12.5 mg (tương đương khoảng 8 g dược liệu)/kg TT/ngày trong 3 ngày.

+ Lô 4: Uống MNC liều 25 mg (tương đương khoảng 16 g dược liệu)/kg TT/ngày trong 3 ngày.

+ Lô 5: Uống MNC liều 50 mg (tương đương khoảng 32 g dược liệu)/kg TT/ngày trong 3 ngày.

Chuột ở các lô 1, 3, 4 và 5 được uống nước cất hoặc thuốc thử mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng trong 3 ngày liên tục.

37

Đo thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột trước khi uống thuốc và sau khi uống thuốc lần cuối cùng 1 giờ.

* Nghiên cứu tác dụng giảm đau bằng máy tail-flick [136], [138]

- Nguyên lý: Đánh giá tác dụng giảm đau thông qua khoảng cách đau (tính từ lúc bắt đầu tác động lực đến lúc chuột có phản ứng quay lại liếm đuôi) so sánh giữa lô chuột uống mẫu nghiên cứu với lô chứng. Phương pháp gây đau bằng máy tail-flick trên đuôi chuột nhắt trắng được thực hiện như sau:

+ Tác dụng một lực tăng dần lên đuôi chuột.

+ Khi đạt ngưỡng gây đau, chuột phản ứng lại bằng cách quay lại liếm vào đuôi ở vị trí gây đau hoặc rút đuôi ra khỏi kim gây đau.

+ Đo các chỉ số trước khi cho uống mẫu nghiên cứu

+ Sau 3 ngày, sau khi uống mẫu nghiên cứu liều cuối cùng 1 giờ, đo lại lần 2 như lần 1 (trước khi uống thuốc).

- Cách tiến hành thí nghiệm:

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con + Lô 1 (chứng): Uống nước cất liều 0.2 ml/10 g/ngày

+ Lô 2: Uống codein phosphat 20 mg/kg 1 lần trước khi đo lần thứ hai 1 giờ. + Lô 3: Uống MNC liều 12.5 mg/kg/ngày trong 3 ngày.

+ Lô 4: Uống MNC liều 25 mg/kg/ngày trong 3 ngày. + Lô 5: Uống MNC liều 50 mg/kg/ngày trong 3 ngày.

Chuột ở các lô 1, 3, 4 và 5 được uống nước cất hoặc thuốc thử mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng trong 3 ngày liên tục. Đánh giá phản ứng của chuột trước khi uống mẫu nghiên cứu và sau khi uống mẫu nghiên cứu lần cuối cùng 1 giờ và so sánh lô chứng.

* Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic [52], [142]

- Nguyên lý: Dùng acid acetic 1 % tiêm màng bụng chuột để gây quặn đau và đếm số cơn quặn đau trong mỗi 5 phút cho đến hết phút thứ 30 sau khi tiêm, so sánh số cơ quặn đau trong mỗi 5 phút của chuột giữa các lô uống mẫu nghiên cứu với lô uống nước cất, lô uống aspirin để đánh giá tác dụng của mẫu nghiên cứu.

38

- Cách tiến hành thí nghiệm:

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con: + Lô 1 (chứng): Uống nước cất liều 0.2 ml/10g/ngày trong 3 ngày. + Lô 2: Uống aspirin 150 mg/kg 1 lần trước khi đo lần thứ hai 1 giờ. + Lô 3: Uống MNC liều 12.5 mg/kg/ngày trong 3 ngày.

+ Lô 4: Uống MNC liều 25 mg/kg/ngày trong 3 ngày. + Lô 5: Uống MNC liều 50 mg/kg/ngày trong 3 ngày.

Chuột ở các lô uống nước cất hoặc mẫu nghiên cứu mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng trong 3 ngày liên tục. Ngày thứ 3, sau khi cho chuột uống mẫu nghiên cứu 1 giờ, tiêm vào ổ bụng mỗi chuột 0.2 ml dung dịch acid acetic 1 % để gây quặn đau. Đếm số cơn quặn đau của từng chuột trong mỗi 5 phút cho đến hết phút thứ 30 sau khi tiêm acid acetic.

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text ) (Trang 42 - 44)