Ngoài 3 nhóm chất chính nêu trên, trong chi Aconitum các nhà khoa học còn phân lập được một số chất thuộc các nhóm: acid béo, sterol, đường… được trình bảy ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Một số chất thuộc nhóm chất khác phân lập từ chi Aconitum
TT TÊN CHẤT TÊN LOÀI TLTK
1 11-anisoat A. coreanum (H.Lév.) Rapaics [102] 2 11-p-nitrobenzoat A. szechenyianum [111] 3 acid caffeic A. coreanum (H.Lév.) Rapaics [88] 4 acid 3,5-dicaffeoylquinic A. coreanum (H.Lév.) Rapaics [74]
5 3,5-dicaffeoylquinic methyl ester
A. coreanum (H.Lév.) Rapaics
[143]
6 acid palmitic A. szechenyianum Gay [76]
7 acid oleic A. szechenyianum Gay [81]
8 acid stearic A. szechenyianum Gay [76]
9 24S-ergost-4-en-3,6-dion A. septentrionale Koelee [68]
10 Daucosterol
A. coreanum (H.Lév.) Rapaics
[44]
11 ß-sitost-4-en-3-on A. pseudolaeve Nakai [76]
12 22-dihydro-stigmast-4-en-3,6-dion A. pseudolaeve Nakai [76]
13 Coumarin A. septentrionale Koelle [84]
14 Tinh dầu A. septentrionale Koelle [68]
15 D-mannitol
A. coreanum (H.Lév.)
20
1.2.2. Thành phần hóa học của cây Ô đầu trồng ở Việt Nam
Theo một số tài liệu [11], [22], [23], [27] về cây Ô đầu trồng ở Việt Nam: cây trồng ở Sa Pa có hàm lượng alcaloid toàn phần ở củ mẹ 0.36-0.8 %, củ con 0.78-1.17 %. Trong thành phần alcaloid có aconitin và hypaconitin, ngoài ra còn 8 vết hiện màu với thuốc thử Dragendorff trên sắc ký lớp mỏng. Aconitin dễ bị thủy phân thành acid acetic và benzoylaconin. Độ độc benzoylaconin chỉ bằng 1/400-1/500 aconitin. Thủy phân tiếp benzoylaconin cho một phân tử acid acetic và aconin, độ độc của aconin bằng 1/10 benzoylaconin.
Với cây Ô đầu trồng ở Sa pa - Lào Cai [11]: Trong các bộ phận của cây như: thân cây, củ, lá, hoa, quả và hạt đều có các hợp chất alcaloid, acid hữu cơ, đường tự do, acid amin. Từ Phụ tử phân lập các chất là: karacolin, neolin, benzoylmesaconitin (nhóm alcaloid), acid benzoic, ß-sitosterol. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong Phụ tử là: 0.91-1.1 % .
Nhận xét: Thành phần hóa học của chi Aconitum phong phú, đa dạng với nhiều nhóm chất khác nhau. Giữa các loài khác nhau cũng có những chất giống nhau. Tuy nhiên trong cùng một loài nhưng tại các nước, các vùng khác nhau lại có những hợp chất khác nhau. Đặc biệt tại Ấn Độ theo Eti Sharma và A. K. Gaur cho thấy có loài không có độc như: A. heterophyllum, A. laeve và A. routndifolium. Những nghiên cứu này rất quan trọng trong việc sử dụng các loài thuộc chi Aconitum để phòng chữa bệnh sao cho an toàn hiệu quả. Vì vậy đến nay có nhiều công trình công bố về nghiên cứu thành phần hóa học chi Aconitum, nhưng những năm gần đây, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu hóa thực vật đối với chi này và cũng đã tìm thêm được nhiều hợp chất mới. Với loài Ô đầu trồng ở Việt Nam cho đến nay mới phân lập được 5 alcaloid là: aconitin, hypaconitin, karacolin, neolin, benzoylmesaconin và hai thành phần khác là: acid benzoic, ß-sitosterol. Như vậy vẫn còn rất nhiều hợp chất chưa được biết đến trong cây Ô đầu Việt Nam, cần được nghiên cứu tiếp. Nghiên cứu thành phần hóa học sẽ giúp tìm ra chất đối chiếu, dấu vân tay trong việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, minh chứng cho cách sử dụng Ô đầu, Phụ tử, đồng thời góp phần phát triển các dạng thuốc hiện đại, sử dụng trong chăm sóc sức khỏe. Tại Trung Quốc, khi các nhà khoa học tìm
21
ra hợp chất lappaconitin - một alcaloid có tác dụng giảm đau mạnh và không gây nghiện nên đã bào chế thành các dạng thuốc tiêm, viên, bột dùng trong điều trị chấn thương, các bệnh viêm xương khớp, giảm đau đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
1.3. Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitum L 1.3.1. Tác dụng sinh học và độc tính một số loài thuộc chi Aconitum L 1.3.1. Tác dụng sinh học và độc tính một số loài thuộc chi Aconitum L