Độc tính cấp của phân đoạn chứa alcaloid chiết từ Phụ tử

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text ) (Trang 92 - 94)

* MNC: PĐ D, phân đoạn chứa alcaloid được chiết theo quy trình ở hình 3.14 mục

3.2.2.

Ở những lô chuột uống liều từ 10mg/kg thể trọng chuột trở lên, sau khi uống từ 5 phút trở lên, một số chuột có hiện tượng co giật với đặc điểm là giật rung, không cần có kích thích, sau đó chuột chết.

Các chuột không chết trong vòng 24 giờ kể từ khi cho uống thuốc, tiếp tục theo dõi thêm 7 ngày không có chuột nào chết và không thấy hiện tượng gì bất thường.

Tỉ lệ chuột chết được trình bày ở bảng 3.17

Bảng 3.17. Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống phân đoạn D

STT Liều thử phân đoạn D (mg/kg) Tỷ lệ chuột chết ở mỗi lô (%)

1 10 0 2 15 20 3 20 40 4 25 50 5 30 60 6 40 80 7 45 90 8 50 100

87

Hình 3.34. Đồ thị tương quan giữa liều dùng phân đoạn D với tỉ lệ chuột chết Từ kết quả bảng 3.17 và hình 3.34 tính được LD50 của phân đoạn D theo đường uống trên chuột nhắt trắng là:

LD50 = 27.257 ± 7.071 (mg/kg)

* MNC: Phân đoạn E, phân đoạn chứa alcaloid được chiết theo quy trình ở hình 3.14

mục 3.2.2.

Ở lô chuột (10 chuột) uống phân đoạn E liều 300mg/kg thể trọng chuột, sau khi uống 10 phút, 2 chuột có hiện tượng co giật (với đặc điểm giật rung, không cần có kích thích), nhưng sau khoảng 10 phút, chuột hết co giật và không chết, vận động, ăn uống, đi lại bình thường. Các chuột khác không thấy gì bất thường. Tiếp tục theo dõi thì thấy lô chuột này không có chuột nào chết.

Ở những lô chuột uống phân đoạn E liều từ 500mg/kg thể trọng chuột trở lên, sau khi uống 15 phút, bắt đầu có một số chuột có hiện tượng co giật. Đặc điểm co giật là giật rung, không cần có kích thích, sau đó chuột chết. Ở các lô có chuột chết, các chuột chết trong vòng 24 giờ kể từ khi cho uống thuốc thử.

Tỉ lệ chuột chết được trình bày ở bảng 3.18.

y = 2.3609x - 14.352 r = 0.9883 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 20 40 60 Liều dùng (mg/kg) Tỷ lệ chuột Chết (%)

88

Bảng 3.18. Tỷ lệ chuột chết ở các lô chuột uống phân đoạn E

STT Liều thử phân đoạn E (mg/kg) Tỷ lệ chuột chết ở mỗi lô (%)

1 250 0 2 500 20 3 750 40 4 1000 60 5 1250 70 6 1500 80 7 1750 90 8 2000 100

Hình 3.35. Đồ thị tương quan giữa liều dùng phân đoạn E với tỉ lệ chuột chết Từ kết quả bảng 3.18 và hình 3.35 tính được LD50 của phân đoạn E chiết từ Phụ tử theo đường uống trên chuột nhắt trắng là:

LD50 = 991.36 ± 176.78 (mg/kg)

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (aconitum carmichaeli debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang (Full Text ) (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)