0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

SSOP 8: Kiểm soát động vật gây hại

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TÔM SÚ NOBASHI ĐÔNG LẠNH VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HACCP TẠI CÔNG TY CP CBTS ÚT XI SÓC TRĂNGH (Trang 57 -58 )

4. Thời gian thực hiện

4.3.8 SSOP 8: Kiểm soát động vật gây hại

Yêu cầu/ mục đích

Đảm bảo không có động vật gây hại trong Công Ty

Điều kiện hiện nay

Xí nghiệp nằm ở trong một khu vực có tường cao cách ly với bên ngoài nên tương đối ít động vật gây hại.

Tất cả các cống thoát ra ngoài đều có lưới chắn. Các phế liệu được vận chuyển ra khỏi Xí nghiệp, đảm bảo trong xưởng không còn thức ăn cho động vật gây hại.

Các lối ra vào các khu đều có cửa và rèm nhựa che chắn. Không cho côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào. Chỉ mở cho người, nguyên liệu hoặc các dụng cụ phục vụ chế biến.

Trần kín và chắc chắn, bên trong có 2 đèn diệt côn trùng hoạt động liên tục. Khu vực bên ngoài các khu chế biến được phun thuốc để xua đuổi và diệt côn trùng hàng tuần hoặc đột suất và tổ chức tiêu diệt động vật gây hại.

Chủ trương của Công ty/các thủ tục:

Các cửa ra vào thông ra bên ngoài phải luôn được đóng kín. Kiểm tra các lưới chắn, rèm chắn nhằm phát hiện những hư hỏng để thay thế.

Mặc dù, phạm vi bên trong Công ty ít có động vật gây hại nhưng Công ty vẫn tổ chức thực hiện chương trình ngăn ngừa và kiểm soát động vật gây hại tích cực.

Với số lượng bẫy chuột 6 cái: đánh số từ 1 đến 6, được bố trí tại các vị trí phía sau Xí nghiệp xác định là nơi có thể là chổ ẩn náo của chuột và các động vật gây hại khác.

Lập kế hoạch đặt bẫy: phải lập sơ đồ vị trí đặt bẫy chuột và thực hiện đặt bẫy hết các ngày trong tháng

Hàng tuần vào cuối ca sản xuất tiến hành phun chlorine xua đuổi và diệt côn trùng (gián, ruồi,..) khu vực bên ngoài xung quanh phân xưởng.

Hàng ngày dọp dẹp vệ sinh xung quanh phân xưởng để loại bỏ nguồn thức ăn và nơi ẩn náu của động vật gây hại.

Giám sát và thực hiện:

Nhân viên phụ trách thường xuyên giám sát các dụng cụ ngăn ngừa động vật gây hại và côn trùng xâm nhập vào xưởng, phát hiện và xử lý kịp thời những nơi trú ẩn của động vật gây hại và côn trùng.

Các nhân viên được phân công thực hiện phải tuân thủ việc thực hiện ghi chép vào biểu mẫu theo dõi và báo cáo cho Ban lãnh đạo Xí nghiệp để sửa đổi khi thấy các điều kiện không đạt theo yêu cầu.

Tổ vệ sinh chịu trách nhiệm làm vệ sinh xung quanh phân xưởng, thực hiện kế hoạch đặt bẩy và diệt côn trùng.

Lưu trữ hồ sơ ghi chép

Các biểu mẫu ghi chép liên quan đến động vật gây hại và các biện pháp xử lý đều được lưu giữ trong thư mục hồ sơ SSOP ít nhất là 2 năm.

Nhận xét: Công ty xây tường cao cách ly với bên ngoài nên tương đối ít động

vật gây hại

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TÔM SÚ NOBASHI ĐÔNG LẠNH VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HACCP TẠI CÔNG TY CP CBTS ÚT XI SÓC TRĂNGH (Trang 57 -58 )

×