SSOP 6: Ghi nhãn, bảo quản và sử dụng đúng các hóa chất độc hại

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tôm sú nobashi đông lạnh và hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cp cbts út xi sóc trăngh (Trang 54 - 56)

4. Thời gian thực hiện

4.3.6 SSOP 6: Ghi nhãn, bảo quản và sử dụng đúng các hóa chất độc hại

Yêu cầu/ mục đích:

Ghi nhãn, bảo quản và sử dụng đúng tránh sử dụng nhầm lẫn các hóa chất độc hại và các sản phẩm.

Điều kiện hiện nay

Xí nghiệp sử dụng các hóa chất đều có dán nhãn rõ ràng và có sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước cho phép sử dụng.

Hóa chất phải được vận chuyển về kho của công ty bằng xe kín và không được chứa chung với các loại hàng khác. Kho chứa hóa chất phải luôn được giữ khô ráo.

Hóa chất được bảo quản trong kho theo từng loại riêng biệt, kín, khô ráo và được phân tách riêng từng loại tránh lẫn lộn và nhầm lẫn. Không chứa hóa chất chung với các bề mặt tiếp xúc sản phẩm.

Việc sử dụng hóa chất theo yêu cầu của Xí nghiệp và chỉ sử dụng hóa chất của Xí nghiệp cấp phát. Các hóa chất và nồng độ sử dụng có danh mục hóa chất kèm theo. Khi nhập, xuất hoá chất luôn phải có phiếu xuất, phiếu nhập ghi rõ ràng tên hóa chất, số lượng, qui cách.

Các hóa chất không sử dụng hết trong ngày được bảo quản riêng tại các khu qui định trong xưởng.

Các loại nhiên liệu, dầu bôi trơn, gaz... được bảo quản tại khu vực riêng tách biệt với xưởng chế biến.

Chủ trương của Công ty/ các thủ tục

Chỉ có thủ kho là người được phép nhập hoặc xuất hóa chất theo yêu cầu và có sự đồng ý và xét duyệt của Ban Quản đốc Xí nghiệp.

Nhân viên KCS là người hướng dẫn cách sử dụng đối với từng loại hóa chất cho những người trực tiếp thực hiện trong xưởng.

Các loại hoá chất đều được ghi tên và nồng độ sử dụng trên bao bì.

Giám sát/ lưu trữ hồ sơ

Nhân viên KCS giám sát việc sử dụng hóa chất tại các khu vực, ghi chép trong biểu mẫu, chấn chỉnh việc thực hiện nếu thấy không đạt yêu cầu.

Các hồ sơ ghi chép và các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng hóa chất được lưu giữ trong thư mục SSOP ít nhất 2 năm.

Các loại hóa chất vệ sinh và khử trùng dung trong phân xưởng

Các chất tẩy rửa dầu mỡ:

Các dạng xà phòng bột do Việt nam sản xuất được sử dụng để tẩy dầu mỡ trên bề mặt dụng cụ tiếp xúc sản phẩm. Pha loãng theo tỉ lệ 1:20.

Chất khử trùng Chlorine: Dùng để khử trùng:

- Vệ sinh tay khi vào xưởng: 20 – 50 ppm. - Dụng cụ sản xuất: 50 - 100 ppm.

- Găng tay và yếm: 50 – 100 ppm. - Bàn chế biến: 50 - 100 ppm. - Rửa nền tường: 100 - 200 ppm. - Bể nhúng ủng: 200 - 300 ppm. - Khu vực vệ sinh: 200 -300 ppm.

Hóa chất diệt côn trùng: (dùng chlorine nồng độ 50-100 ppm)

Phun xịt nơi côn trùng tập trung và xua đuổi một số ít còn lại ở các khu vực khác.

Sau khi phun thuốc một thời gian ít nhất 1 giờ, tiến hành quét dọn và rửa lại bằng nước cho sạch.

Phun ở các hành lang nằm ngoài khu vực chế biến định kỳ 1 tuần/lần hoặc khi phát hiện có côn trùng.

Nhận xét: ghi nhãn, bảo quản và sử dụng đúng tránh sử dụng nhầm lẫn các

hóa chất độc hại và các sản phẩm, các hóa chất diệt côn trùng, chất tảy dầu mở đều sử dụng cuối ca sản xuất

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tôm sú nobashi đông lạnh và hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cp cbts út xi sóc trăngh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)