SSOP 2: Làm vệ sinh tiếp xúc bề mặt sản phẩm

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tôm sú nobashi đông lạnh và hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cp cbts út xi sóc trăngh (Trang 46 - 49)

4. Thời gian thực hiện

4.3.2SSOP 2: Làm vệ sinh tiếp xúc bề mặt sản phẩm

Yêu cầu/mục đích

Đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh của các bề mặt tiếp xúc sản phẩm kể cả dụng cụ, găng tay và bảo hộ lao động.

Điều kiện hiện nay :

Trang thiết bị chế biến của xí nghiệp đáp ứng được yêu cầu việc thực hiện và vệ sinh có hiệu quả.

Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sản phẩm (bàn chế biến, khuôn cấp đông, dụng cụ chứa đá, dụng cụ chứa nguyên liệu,…) làm bằng vật liệu không rỉ sét, bề mặt phẳng dễ làm vệ sinh.

Các thiết bị, các phương tiện vận chuyển, thiết bị cấp đông được thiết kế bằng vật liệu không rỉ sét và dễ làm vệ sinh.

Găng tay sử dụng bằng cao su màu sáng (không sử dụng màu đen) dễ kiểm tra khi thấy bẩn thì phải vệ sinh ngay. Găng tay được sử dụng theo từng khu vực với màu sắc riêng và không sử dụng găng tay bị hư hỏng.

Xí nghiệp trang bị một phòng giặt ủi làm nhiệm vụ thu gom và giặt ủi, quần áo bảo hộ lao động của công nhân sau ca sản xuất và phát lại bảo hộ sạch cho công nhân vào đầu ca ngày hôm sau. Toàn bộ công nhân làm việc tại các khu sản xuất không mặc bảo hộ lao động bị bẩn hoặc đi ra đường

Chủ trương của xí nghiệp/các thủ tục

Do điều kiện hiện nay của Công ty đạt được những ưu điểm nêu trên. Để thực hiện, duy trì liên tục và có hiệu quả hơn, Công ty đã xây dựng chế độ vệ sinh tích cực.

Các bề mặt thiết bị tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, các dụng cụ chế biến (thao, rổ, thớt, khuôn khay...) phải được kiểm tra thường xuyên nếu thấy dấu hiệu xuống cấp, hay hư hỏng phải thay thế hay bảo trì ngay.

Đối với dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

Trước sản xuất:

Bàn chế biến, băng chuyền, thao, rổ, găng tay, yếm và các dụng cụ chứa khác: trước khi bắt đầu sản suất phải dội rửa khử trùng bằng Clorine 50 -100 ppm, tráng rửa lại bằng nước thường cho sạch.

Sau ca sản xuất:

Băng chuyền, thao, rổ, găng tay, yếm và các dụng cụ chứa khác: trình tự làm vệ sinh như sau: rửa bằng nước để làm trôi các vụn thực phẩm, các chất cặn bã còn bám trên bề mặt dụng cụ sản xuất, chà rửa bằng bàn chải, chà sạch các chất cặn bẩn còn bám trên bề mặt bằng nước xà phòng. Rửa sạch mọi bề mặt bằng nước, khử trùng toàn bộ bằng chlorine 50 - 100 ppm.

Bàn chế biến: Rửa để trôi các chất bẩn, vụn thực phẩm còn đọng lại trên bàn bằng nước. Chà rửa bằng bàn chải cho sạch các chất cặn bẩn còn bám trên bề mặt bằng nước xà phòng, tráng rửa mọi bề mặt bằng nước thường cho trôi hết các chất bẩn, rửa lại toàn bộ bề mặt tiếp xúc hoặc không tiếp xúc bằng máy vệ sinh cao áp

Trong quá trình sản xuất nếu dụng cụ chưa sử dụng đến hoặc đã sử dụng qua 1 lần trong ngày nhưng để sử dụng tiếp thì dụng cụ đó phải được ngâm trong bồn có nước chlorine 50-100 ppm. Khi sử dụng phải tráng rửa lại bằng nước thường (với hàm lượng Chlorine 0.5 – 1ppm) cho sạch lượng chlorine dư.

Găng tay, yếm được rửa và khử trùng định kỳ 30-45 phút/ lần trong suốt quá trình chế biến bằng chlorine nồng độ 50 - 100 ppm, sau đó rửa lại bằng nước thường.

Bàn chế biến được khử trùng bằng chlorine 50 - 100 ppm định kỳ 30-45 phút/lần trong suốt quá trình chế biến và được tráng rửa bằng nước thường.

Đối với bề mặt không tiếp xúc trực tiếp sản phẩm:

Máy vệ sinh cao áp luôn luôn đảm bảo tình trạng vệ sinh.

Các dụng cụ, thiết bị nếu được bảo trì, sửa chữa đều được vệ sinh theo đúng trình tự trước khi sử dụng.

Các phương tiện vận chuyển (xe đẩy, bàn rung,…), nền, tường. Trình tự làm vệ sinh như sau:

Rửa để loại các chất bẩn, quét sạch các chất thải rắn.

Chà rửa bằng bàn chải cho sạch các chất bẩn còn bám trên bề mặt bằng nước xà phòng.

Rửa lại bằng nước thường cho trôi hết các chất bẩn còn bám trên bề mặt. Rửa lại toàn bộ bằng máy vệ sinh cao áp.

Khử trùng lại toàn bộ bằng chlorine nồng độ 50 - 100 ppm.

Bảo hộ lao động (áo, quần) được thu gom sau mỗi ca làm việc để đưa vào phòng giặt ủi. Trình tự như sau: ngâm xả bằng nước thường, sau đó ngâm với xà phòng trong 20 - 30 phút, đưa vào máy giặt sạch các vết bẩn thông thường, đối với các vết bẩn khó tẩy sử dụng bàn chải để chà sát lại và xả nước cho sạch, vắt ly tâm, phơi và ủi cho phẳng.

Lưu ý: bàn chải sử dụng để chà rửa các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp sản phẩm phải để riêng và có hình dáng khác với bàn chải sử dụng để chà rửa các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

Giám sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm làm vệ sinh chịu trách nhiệm vệ sinh hàng ngày. Trong đó, có một nhóm được phân công làm vệ sinh và khử trùng các bề mặt tiếp xúc theo yêu cầu.

động, … ghi chép và cập nhật vào biểu mẫu giám sát. Hàng ngày báo cáo về Ban Quản đốc Xí nghiệp để tìm ra biện pháp sửa đổi kịp thời nếu không đạt theo yêu cầu.

Lưu trữ hồ sơ

Các hồ sơ biểu mẫu ghi chép việc kiểm tra vệ sinh hàng ngày, hàng tuần và các hồ sơ có liên quan được lưu giữ trong thư mục SSOP ít nhất 2 năm

Nhận xét: các dụng cụ tiếp xúc sản phẩm kể cả dụng cụ, găng tay và bảo hộ

lao động, các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sản phẩm (bàn chế biến, khuôn cấp đông, dụng cụ chứa đá, dụng cụ chứa nguyên liệu…) cuối giờ điều được vệ sinh, bảo hộ lao động đều giặt ủi lại

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tôm sú nobashi đông lạnh và hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cp cbts út xi sóc trăngh (Trang 46 - 49)