SSOP 1: An toàn của nước, nước đá

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tôm sú nobashi đông lạnh và hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cp cbts út xi sóc trăngh (Trang 44 - 46)

4. Thời gian thực hiện

4.2.1 SSOP 1: An toàn của nước, nước đá

Nước, nước đá tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hay với các bề mặt tiếp xúc sản phẩm phải an toàn và nước phải đạt tiêu chuẩn EU.

Điều kiện hiện tại

Nước phục vụ sản xuất và làm nước đá của Công ty được lấy từ hai nguồn: Giếng khoan (sâu 100 m): gồm 2 giếng, công suất: 2 giếng x 30 m³/giờ/giếng. Nguồn nước thị xã: công suất 30 m³/giờ, dự phòng cho trường hợp có sự cố hư hỏng về nguồn nước giếng.

Nhà máy có máy sản xuất đá vảy với công suất khoảng 15 tấn/ngày.

Chủ trương của Công ty/ các thủ tục

Xí nghiệp sử dụng chlorine và ozon (O3) để tiệt trùng nước. Do đó, lượng chlorine và O3 là hai thông số được kiểm tra liên tục trong suốt quá trình xử lý nước. Tần suất kiểm tra là 4 giờ/ lần để đảm bảo lượng chlorine dư ở cuối nguồn là 0.5 1 ppm và hệ thống O3 hoạt động có hiệu quả.

Xí nghiệp có kế hoạch kiểm soát với các biểu mẫu:

Biểu mẫu số 1: kiểm soát hoạt động thiết bị xử lý nước, thiết bị O3 và chlorine cuối nguồn hàng ngày.

Biểu mẫu số 2: theo dõi kế hoạch vệ sinh và thay thế thiết bị xử lý nước định kỳ.

Kế hoạch thực hiện vệ sinh:

Hàng tuần: làm vệ sinh các thiết bị làm mềm. Hàng tháng: vệ sinh tháp chứa nước.

03 tháng: thay thế các thiết bị như lọc tinh, lọc thứ cấp, lọc cuối. 06 tháng: làm vệ sinh các hồ chứa, hồ lắng.

Sau 12 tháng: thay thế các thiết bị làm mềm, lọc sơ cấp.

Tất cả các kế hoạch này nhằm tạo ra một nguồn nước thật sự an toàn cho sản xuất và làm nước đá phục vụ sản xuất. Trong trường hợp có sự cố, xí nghiệp sẽ ngừng sản xuất, xác định thời điểm xảy ra sự cố và có hành động sửa chữa kịp thời, giữ lại tất cả các sản phẩm đã sản xuất trong thời điểm xảy ra sự cố, xử lý sản phẩm, tìm nguyên nhân và khắc phục sự cố trước khi bắt đầu sản xuất lại.

Đối với nước đá: nước đá được làm từ nguồn nước phục vụ sản xuất của xí nghiệp, khi sử dụng được chứa trong các thùng chứa chuyên dùng, có dụng cụ xúc đá bằng inox. Từ kho đá, nước đá sẽ được công nhân phụ trách xúc đá xúc ra bằng dụng cụ chuyên dùng đặt trong kho đá và chuyển đến khu chế biến.

Sau mỗi ca sản xuất thực hiện vệ sinh dụng cụ lấy đá, chứa đá và xe vận chuyển.

Phân công giám sát

Hàng ngày: nhân viên chịu trách nhiệm xử lý nước theo dõi hoạt động hệ thống xử lý nước, phát hiện hư hỏng có hành động sửa chữa kịp thời. Bảo trì thiết bị theo kế hoạch đã đề ra. Kiểm tra Chlorine dư cuối nguồn, hệ thống tiệt trùng và cập nhật vào biểu mẫu.

Hàng tuần: bộ phận kiểm nghiệm sẽ lấy các mẫu nước, nước đá theo kế hoạch tuần/năm để xét nghiệm vi sinh và cập nhật hồ sơ, đồng thời báo cáo về Quản đốc xí nghiệp.

Hàng tháng: lấy mẫu nước tại các vòi trong khu vực chế biến để kiểm tra vi sinh tại cơ quan chức năng theo kế hoạch.

Hàng năm: lấy mẫu nước tại nguồn để xét nghiệm lý, hóa tại cơ quan chức năng. Nếu phát hiện có vấn đề về độ tinh khiết, xí nghiệp sẽ ngưng sản xuất và xác định tính chất và phạm vi trước khi sản xuất trở lại hay xuất sản phẩm. Chỉ xuất xưởng những sản phẩm an toàn.

Thực hiện vệ sinh kho đá: bộ phận vệ sinh chịu trách nhiệm làm vệ sinh.

Lưu trữ hồ sơ

Tất cả các hồ sơ ghi chép và số liệu kiểm nghiệm về sự an toàn của nước, nước đá phải được lưu giữ trong thư mục hồ sơ SSOP của xí nghiệp ít nhất 2 năm.

Nhận xét: nước, nước đá tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hay với các bề mặt tiếp

xúc sản phẩm phải an toàn, được kiểm tra thường xuyên

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến sản phẩm tôm sú nobashi đông lạnh và hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cp cbts út xi sóc trăngh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)