Hạn chế và giải pháp

Một phần của tài liệu thúc đẩy bán hàng ở chi nhánh xăng dầu hà nam (Trang 42 - 44)

THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY BÁN HÀNG Ở CHI NHÁNH XĂNG DẦU HÀ NAM

2.3.2. Hạn chế và giải pháp

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất kinh doanh, nhưng chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục nếu muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ nhất có thể kể đến là ngân quỹ dành cho đào tạo cho cán bộ công nhân viên còn hạn hẹp. Tỷ lệ cán bộ công nhân viên được tham gia đào tạo nâng cao trình độ chỉ đạt 25%. Các nhân viên mới cũng không được hưởng chế độ đào tạo lại, mà chủ yếu nhờ sự hướng dẫn kèm cặp của những người đi trước. Điều này ảnh hưởng tương đối đến việc cải tiến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, do nhân viên sẽ ít được tiếp cận với những cải tiến mới trong công nghệ, kỹ năng quản lý…

Thứ hai, công tác nghiên cứu thị trường khách hàng, nắm bắt nhu cầu về chất lượng, chủng loại hàng hóa còn yếu, hiệu quả chưa cao. Một phần nguyên nhân của hạn chế này là do chi nhánh chưa có phòng marketing riêng, mà công tác này vẫn thuộc nhiệm vụ của phòng kinh doanh. Điều này làm giảm đi mức độ chuyên môn hóa công việc, kèm theo đó là hạn chế về nhân lực. Các nhân viên của phòng kinh doanh sẽ bị dàn mỏng cho cả 2 nhiệm vụ.

Mặc dù chi nhánh đã có bản nghiên cứu thị trường hàng tháng, các bản điều tra thu thập thông tin phản hồi khách hàng, cũng như các hoạt động xúc tiến bán hàng đạt hiệu quả chưa cao do không có nhân viên chuyên trách về mảng marketing.

Ngoài ra, mặc dù chi nhánh đã có nhiều bước tiến trong việc tiết kiệm chi phí kinh doanh, nhưng vẫn còn có khả năng nâng cao hơn nữa, nhất là về hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của chi nhánh.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu thúc đẩy bán hàng ở chi nhánh xăng dầu hà nam (Trang 42 - 44)