Phân tích thực trạng mạng lưới bán hàng của chi nhánh

Một phần của tài liệu thúc đẩy bán hàng ở chi nhánh xăng dầu hà nam (Trang 39 - 41)

THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY BÁN HÀNG Ở CHI NHÁNH XĂNG DẦU HÀ NAM

2.2.2. Phân tích thực trạng mạng lưới bán hàng của chi nhánh

Trong những năm qua công tác mở rộng mạng lưới cửa hàng, phát triển thị trường tiêu thụ đã được ban lãnh đạo chi nhánh đặc biệt quan tâm tới.

Cụ thể chi nhánh đã tiến hành một số công việc sau:

Chi nhánh đã thực hiện phối hợp, tạo điều kiện cho các đơn vị có liên quan, tiến hành các công tác nghiệp vụ đảm bảo chính xác đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hoá.

Chi nhánh luôn có những hoạt động tìm hiểu tình hình hoạt đông, sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của khách hàng để từ đó có thể nắm rõ nhu cầu sử dụng xăng dầu của họ, cũng từ đó chi nhánh sẽ đưa ra các chính sách thoả mãn nhu cầu về dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, giá cả và hình thức thanh toán phù hợp và mang lai hiệu quả cao nhất. Phải tìm mọi cách để nhận biết được đâu là khách hàng tiềm năng. Mặt khác thị trường người tiêu dùng là một đơn vị cấu trúc khác biệt của một tập hợp không đồng nhất, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá. Chi nhánh đã thực hiện phân đoạn thị trường để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Trên thực tế kinh doanh chủ yếu 3 mặt hàng xăng dầu chính chi nhánh còn có một số mặt hàng dầu nhờn khác, thể hiện sự đa dạng phong phú về mặt hàng, xong chủ yếu là mang nhãn hiệu BP. Điểm mạnh của mặt hàng này đó là tính thương hiệu, nhãn hiệu này được rất nhiều người Việt Nam biết đến về cả chất lượng, nhãn hiệu. Tuy nhiên trên thị trường đang tràn ngập những nhãn hiệu khác nhau đã tạo ra cho người tiêu dùng nhiều khả năng để có thể lựa chọn hơn, tính trung thành với nhãn hiệu chỉ mang tính tương đối. Do vậy chi nhánh nên lựa chọn nhũng chiến lược định vị các mặt hàng kề sát đối thủ cạnh tranh, tức là luôn luôn theo sát, tiếp cận theo dõi những biến động của đối thủ canh tranh, nắm chắc điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ, xác định đối thủ cạnh tranh chính trên cơ sở quyết định chiến lược định vị mặt hàng kinh doanh.

Đối với chiến lược maketing của chi nhánh trong đó các hoạt động giao tiếp khuếch trương, quảng cáo, xúc tiến bán hàng đã và đang được chi nhánh sử dụng như một công cụ đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá của mình. Xong tình trạng chung của các chi nhánh kinh doanh xăng dầu hiện nay do điểm đặc biệt của mặt hàng này nên các hoạt đông như trên chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nội dung còn sơ sài, nghèo nàn.

Trong những điều kiện và hoàn cảnh như vậy chi nhánh xăng dầu Hà Nam đã bước đầu hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu mà tổng chi nhánh xăng dầu giao cho, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của địa bàn. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách thực tế, mặc dù mạng lưới bán lẻ rộng khắp nhưng sự phân bố còn chưa phù hợp với mức độ tiêu dùng. Mặt khác hiện chi nhánh có số lượng rất ít các cửa hàng có quy mô lớn nên nhiệm vụ đặt ra trong tương lai là chi nhánh phải xây dựng một mạng lưới bán hàng rộng khắp với quy mô lớn, phục vụ cho nhu cầu đi lại trên các trục đường chính trong địa bàn hoạt động của chi nhánh.

Chi nhánh đã có những hoạt động như xây dựng mối quan hệ quần chúng để tạo dựng niềm tin nơi khách hàng tiêu thụ, sự hài lòng từ các đại lý của chi nhánh thông qua các hình thức như tổ chức thực hiện các dịch vụ trước và sau khi bán hàng, tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chuyển đến khách hàng những thông tin mới nhất về giá bán, mức thu cước vận tải, điều kiện phương thức thanh toán….

Một phần của tài liệu thúc đẩy bán hàng ở chi nhánh xăng dầu hà nam (Trang 39 - 41)