Phân tích kết quả bán hàng của chi nhánh từ 2008 –

Một phần của tài liệu thúc đẩy bán hàng ở chi nhánh xăng dầu hà nam (Trang 37 - 39)

THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY BÁN HÀNG Ở CHI NHÁNH XĂNG DẦU HÀ NAM

2.2.1. Phân tích kết quả bán hàng của chi nhánh từ 2008 –

Khối lượng hàng bán.

Bảng 2.3: Thống kê chi tiết lượng hàng bán trong 3 năm từ 2008 đến 2010.

Đơn vị: Lớt.

Loại sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Xăng A92 176.332.901 187.428.953 175.189.256 Dầu DO 0,05% 15.088.235 16.832.584 67.808.196 Dầu DO 0,25% 304.956.828 306.155.314 339.070.400 Dầu FO 5.599.892 5.905.073 12.225.768 Dầu mỡ nhờn 76.584 77.264 58.231 Tổng khối lượng 502.054.440 516.399.187 594.351.851

(Nguồn: Phòng kinh doanh xăng dầu)

Tổng khối lượng hàng bán được qua các năm đều tăng hơn so với năm trước đó, nhưng cơ cấu có sự khác nhau. Dầu DO 0,25% vẫn dẫn đầu về mức tiêu thụ với khoảng 55-60% tổng lượng hàng bán ra, mức tiêu thụ năm 2009 chỉ tương đương năm 2008, nhưng sang năm 2010, mức tiêu thụ tăng hơn 10% . Tiếp theo là xăng A92, chiếm khoảng 25%. Mặt hàng này có sản lượng

tiêu thụ tương đối ổn định, năm 2009 tăng thêm khoảng 5%, nhưng đến năm 2010 lại giảm xuống gần bằng với mức tiêu thụ của năm 2008. 2 mặt hàng có mức tiêu thụ tăng mạnh nhất là dầu DO 0,05% (chỉ 6% vào năm 2009, nhưng sang năm 2010, khối lượng tiêu thụ tăng gấp 4 lần) và dầu FO (năm 2009 tăng 7%, nhưng đến năm 2010 đã tăng gấp đôi). Riêng sản phẩm dầu mỡ nhờn có khối lượng tiêu thụ thấp nhất (do đặc thù tiêu dùng sản phẩm), sản lượng tiêu thụ năm 2010 không duy trì được như 2 năm trước đó, mà giảm khoảng 25%. Phòng kinh doanh xăng dầu và phòng kinh doanh tổng hợp đã thúc đẩy các tổng đại lý chủ động tiếp thị, cung cấp thông tin đến khách hàng, thu hút thêm nhiều hợp đồng mới, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, củng cố quan hệ với các khách hàng quen của chi nhánh.

Doanh thu.

Tổng sản lượng bán ra của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng doanh thu của doanh nghiệp lại diễn biến không theo quy luật này. Năm 2009, doanh thu của doanh nghiệp tăng vọt, bằng 129% so với năm 2008, từ 4047 tỷ đồng lên 5238 tỷ đồng, mà nguyên nhân chính là do trong năm 2009, giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới tăng vọt và đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Qua năm 2010, doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống 4768 tỷ đồng, bằng 91% so với năm 2009, và bằng 118% so với năm 2008. Đó là do năm 2010, giá xăng dầu đã bình ổn trở lại, có biến động nhưng được duy trì ở mức thấp. Nhờ các biện pháp tích cực của 2 phòng kinh doanh, mà khối lượng hàng bán ra qua các năm đều tăng hơn năm trước, do đó đã ảnh hưởng tích cực đến doanh thu của chi nhánh. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 có giảm hơn so với 2 năm trước đó, cụ thể là năm 2010 chỉ đạt 75% so với năm 2009, và thấp hơn 6% so với năm 2008, do chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy vậy doanh thu từ hoạt động khác

của chi nhánh (cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi…) lại có mức tăng rất ấn tượng. Năm 2010 đạt mức tăng 260% với doanh thu hơn 230 triệu, lớn hơn cả 2 năm 2008 và 2009 cộng lại.

Lợi nhuận.

Lợi nhuận của chi nhánh qua các năm, có thể thấy là luôn bị âm. Nguyên nhân chính của điều này là chính sách bù giá xăng dầu của nhà nước. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn chưa được quyền định giá bán của mình theo đúng giá cả thị trường thế giới, mà luôn phải định giá thấp hơn từ vài trăm, cho đến vài nghìn đồng. Tuy nhiên, quan sát thay đổi trong bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm, có thể thấy những thay đổi rất tích cực. Lợi nhuận các năm tuy vẫn âm, nhưng mức độ qua các năm đã giảm dần, cụ thể, năm 2009 giảm 14% so với năm 2008, và năm 2010 giảm đến 53% so với năm 2009. Có được kết quả này là sự nỗ lực của chi nhánh trong việc nâng cao doanh số bán và giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí tài chính luôn ở mức thấp. Nhờ các chính sách tiết kiệm hợp lý, mà chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được 100 triệu vào năm 2009, và đến năm 2010 giảm được thêm 500 triệu. Chi phí hoạt động khác cũng giảm xuống: chi phí hoạt động khác năm 2009 giảm 2 triệu so với năm 2008, nhưng đến năm 2010, lại chỉ còn bằng ¼ so với năm 2009. Nhờ đó đã góp phần, giảm tỷ lệ âm của lợi nhuận, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu thúc đẩy bán hàng ở chi nhánh xăng dầu hà nam (Trang 37 - 39)