Nâng cao chất lợng sản phẩm

Một phần của tài liệu Việc vận dụng các quy định pháp lý của liên minh châu âu về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam vào thị trường này (Trang 62 - 65)

Chất lợng hàng hoá có ý nghĩa quyết định sức cạnh tranh của hàng hoá và của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trờng EU. Để đảm bảo hàng hoá có chất lợng cao đáp ứng đợc nhu cầu của ngời tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam phải có các biện pháp sau đây:

- Đầu t thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại đồng bộ, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lợng sản phẩm, nâng cao năng suất hạ giá thành sản phẩm.

- Đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, đủ trình độ tiếp thu công nghệ mới để sản xuất những sản phẩm có chất lợng cao.

- Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ổn định, chất lợng tốt nhằm đáp ứng yêu cầu về sản phẩm và chủ động sản xuất, đảm bảo thời gian giao hàng. Đây là một trong những nhân tố nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

- Chú ý chặt chẽ khâu kiểm tra chất lợng, không chỉ ở khâu cuối mà ngay từ khâu đầu tiên.

- Kiểm tra nghiêm ngặt thành phẩm trớc khi đóng gói và xuất khẩu trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật và mẫu hàng.

- Xây dựng các phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm nghiệm, phòng thanh tra chất lợng với trang thiết bị phơng tịên kiểm tra chất lợng đồng bộ và hoàn chỉnh, có khả năng kiểm tra nhanh chóng, chính xác và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

- Liên tục đổi mới mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng .

- Đối với mặt hàng giày dép và dệt may, chúng ta chủ yếu làm gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần phấn đấu sản xuất nguyên phụ liệu nội địa đảm bảo yêu cầu chất lợng. Nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nớc, tăng tỷ lệ nội địa trong nớc trong cơ cấu giá trị sản phẩm để hạ giá thành sản phẩm.

- Đối với mặt hàng thuỷ hải sản, cần tăng cờng đầu t quản lý tốt việc đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Nhờ đó doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trờng EU mới có thể chế biến đợc những mặt hàng thuỷ hải sản có chất lợng cao và đảm bảo thời gian giao hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cờng đầu t và hoàn thiện quản lý vì đây là hai yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, có tính quyết định đối với

việc cho ra đời một sản phẩm nh thế nào. Nếu một doanh nghiệp đã chú trọng vào việc đầu t vốn và công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, lại áp dụng một chế độ quản lý thích hợp sẽ tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lợng cao đáp ứng đợc nhu cầu của ngời tiêu dùng và vợt đợc rào cản kỹ thuật của bất kì thị trờng nào dù là khó tính nhất. Tại thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam hớng vào thị trờng EU thì không còn cách nào khác là phải tăng cờng áp dụng các hệ thống quản lý: ISO 9000, ISO 14000 và HACCP.

Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và các ngành có liên quan đến thực phẩm muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang EU thì biện pháp duy nhất là áp dụng tiêu chuẩn HACCP vì nó là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thực phẩm của các nớc đang phát triển mà sản phẩm xuất khẩu vào thị trờng này. Với việc áp dụng HACCP, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm (thuỷ sản, thịt gia súc, gia cầm v.v…) có thể cung cấp sản phẩm có chất lợng cao và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi khắt khe của thị trờng này về chất lợng và vệ sinh thực phẩm.

Đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mà có quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trờng (ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngành công nghiệp sản xuất ô tô…) muốn giữ vững và mở rộng thị phần thì không còn cách nào khác là phải áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 vì đây là yêu cầu gần nh bắt buộc của EU đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này.

Đối với các doanh nghịêp thuộc các ngành công nghiệp khác (không thuộc các ngành công nghiệp nêu trên) muốn đứng vững và phát triển trên thị trờng EU thì biện pháp duy nhất là áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vì chất lợng của sản phẩm không chỉ đơn thuần là các yêu cầu về mặt tính chất lý hoá mà còn đảm bảo cả yêu cầu thẩm mỹ, độ tiện dụng và an toàn. Với khách hàng EU có 4 nguyên tắc cơ bản thâm nhập thị trờng thành công (nắm bắt đợc thị hiếu của ng- ời tiêu dùng, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng và duy trì chất lợng sản phẩm) cũng chính là nội dung căn bản có liên quan đến hệ thống quản lý chất lợng ISO 9000. Do đó, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nâng cao đợc chất lợng hàng hoá, đáp ứng tốt hơn thị hiếu của ngời tiêu dùng trong Liên minh và hàng hoá có thể thâm nhập thị trờng EU một cách dễ dàng hơn.

Nh vậy có thể nói rằng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP chính là chìa khoá để các doanh nghiệp Việt Nam mở cánh cửa vào thị trờng EU. Bộ tiêu chuẩn ISO

9000, ISO 14000 và HACCP giúp các nhà sản xuất của Việt Nam cho ra đời các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về đảm bảo chất lợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho ngời sử dụng và bảo vệ môi trờng. Các sản phẩm có chất lợng cao, bảo đảm vệ sinh thực phẩm và an toàn cho ngời sử dụng nhng quá trình sản xuất không đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trờng thì cũng không đợc nhập khẩu vào thị trờng EU theo quy định của Uỷ Ban Châu Âu (EC) và ngời tiêu dùng EU cũng tẩy chay những mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Việc vận dụng các quy định pháp lý của liên minh châu âu về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam vào thị trường này (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w