Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lợng ISO

Một phần của tài liệu Việc vận dụng các quy định pháp lý của liên minh châu âu về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam vào thị trường này (Trang 44 - 49)

Đảm bảo chất lợng hàng hoá xuất khẩu, giữ uy tín trên thị trờng thế giới, một hệ thống kiểm tra chất lợng bắt buộc là một biện pháp cần thiết. Để đạt đợc một quá trình sản xuất “không có lỗi” và nâng cao chất lợng với giá cũ hay thấp hơn và phải dựa trên cơ sở của cái gọi là lao động có chất lợng trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất tổng hợp. Tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn chất lợng ISO 9000 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sản phẩm đạt chất lợng tốt hơn, tỷ lệ phế phẩm ít hơn, chi phí kiểm tra cũng sẽ giảm. Hơn nữa, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 (cùng với một số hệ tiêu chuẩn chất lợng khác) đợc coi là giấy thông hành của doanh nghiệp Việt Nam đi vào thị trờng thế giới.

Trớc đây một số doanh nghiệp Việt Nam không cho rằng ISO 9000 là cần thiết, thậm chí có doanh nghiệp không biết ISO là gì. Công ty cao su Miền Nam (Casumina) xuất khẩu lô hàng sang Thuỵ Điển. Thực tế khi bạn hàng nớc ngoài lấy mẫu đi kiểm nghiệm thì chất lợng đạt trên 90 %, doanh nghiệp tập trung nguồn hàng xuất khẩu nhng khi kiểm tra cả lô hàng thì chỉ đạt từ 80-90% yêu

cầu. Phía đối tác nớc ngài kiên quyết không nhận lô hàng và doanh nghiệp ôm hàng về kho và chịu toàn bộ chi phí vận chuyển, bốc xếp lu kho… Một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thuộc Tổng công ty Seaprodex cũng rơi vào tình trạng tơng tự do thiếu hiểu biết về bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Kết quả là toàn bộ hàng hoá bị thiêu huỷ do không đạt yêu cầu chất lợng xuất khẩu sang EU. Rõ ràng chính sự lơi lỏng không quan tâm đến những quy định pháp lý về chất lợng và môi trờng đã dẫn đến những thiệt hại vật chất vô cùng lớn kèm theo sự giảm sút uy tín của doanh nghiệp trên thị trờng quốc tế. Gần đây nhất, khi EU không chấp nhận lợng hàng thuỷ sản nhập khẩu vào có d lợng kháng sinh trên 0,3 phần tỷ thì các doanh nghịêp chế biến xuất khẩu thuỷ sản rơi vào tình trạng bi đát: hàng chục lô hàng tôm xuất khẩu bị trả về, nhiều doanh nghiệp bị loại ra khỏi “Danh sách 1“ và mất quyền đi thẳng vào thị trờng Châu Âu. EU tiến hành kiểm tra 100% hàng thuỷ sản Việt Nam và sẽ áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu nếu thuỷ sản Việt Nam bị nhiễm d lợng hoá chất quá mức cho phép nh đã từng làm với Trung Quốc. Cho đến khi Bộ thuỷ sản tiến hành một loạt cácc biện pháp kiên quyết: kiểm tra 100% container xuất khẩu đi Châu Âu, loại bỏ những lô hàng không đạt yêu cầu, ban hành các quy chế tiêu chuẩn về quản lý kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản… thì các doanh nghiệp mới bình ổn trở lại. Mới đây, EU cũng phải thừa nhận sự phù hợp tiêu chuẩn của thuỷ sản nớc ta và ngừng kiểm tra 100% thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam. Nh vậy, nếu dự đoán trớc đợc tình hình, áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9000 thì các doanh nghiệp đã không rơi vào tình trạng khủng hoảng nh vậy. Mặc dù hiện nay đã ban hành Pháp lệnh chất l- ợng hàng hoá song pháp lệnh còn hết sức chung chung, cha cụ thể, rất khó hiểu với nhiều nhà sản xuất. Các nhà sản xuất áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam thì lại không đáp ứng đợc các tiêu chuẩn của EU. Điều này gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa sang EU. Mặt khác, việc xác định chất lợng hàng hoá xuất khẩu cũng gặp trở ngại khi EU không chấp nhận các tiêu chuẩn chất lợng của Việt Nam. Vì vậy, việc áp dụng ISO 9000 và ISO 14000 chính là phù hợp với tập quán và thị hiếu tiêu dùng Châu Âu.

Thực tế, nếu áp dụng đợc ISO 9000, thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội giành quyền đi thẳng vào EU, chất lợng uy tín sản phẩm của chúng ta sẽ đợc nâng lên trên thị trờng quốc tế. Nh vậy tiêu chí hàng đầu đợc đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam là làm sao xây dựng đợc các tiêu chuẩn ISO của riêng mình.

Theo thống kê mới đây, ở nớc ta có phong trào xây dựng và áp dụng hệ thống Quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 ngày càng phát triển mạnh mẽ trong các doanh nghiệp và các tổ chức. Năm 1996, Việt Nam mới có hai doanh nghiệp đạt chứng chỉ thì đến nay cả nớc đã có hơn 700 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn đợc cấp chứng chỉ ISO 9000. Để có đợc phát triển nh vậy, trớc hết phải kể đến thái độ, nhận thức của doanh nghiệp trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý, bên cạnh đó cũng phải kể đến vai trò của của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực năng suất trong việc giới thiệu quảng bá và hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn này. Thế nhng, hệ thống quản lý môi trờng xem ra vẫn còn mới mẻ, ít đợc các doanh nghiệp quan tâm đầu t xây dựng, hiện nay cả nớc mới chỉ có 32 doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 14000. Đây là con số rất khiêm tốn so với hơn 700 chứng chỉ ISO 9000.

Trong hơn 700 doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 9000, chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Đối với các doanh nghiệp này, nếu chỉ áp dụng đơn lẻ hệ thống ISO 9000 sẽ không phải là sự lựa chọn đúng đắn. Hệ thống này chỉ để kiểm soát các quá trình tổ chức sản xuất đơn thuần, giúp loại bỏ những bất hợp lý, nâng cao năng suất, chất lợng hiệu quả khi nó đợc áp dụng hệ thống chuyên biệt về vệ sinh thực phẩm nh HACCP. HACCP là hệ thống kiểm soát các điểm trọng yếu trong dây chuyền sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm. Hệ thống này đang càng ngày càng đợc nhiều hãng sản xuất thực phẩm các nớc áp dụng vì nó đợc công nhận là rất hiệu quả. Việc áp dụng hệ thống này sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát có hiệu quả quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm xuất xởng. Mặt khác, khi áp dụng hệ thống HACCP, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đợc miễn giảm sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nớc, tạo phong cách công nghiệp và tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, do sức ép của thị trờng về an toàn thực phẩm, HACCP đã đợc triển khai áp dụng kể từ 1995, chủ yếu ở ngành thuỷ sản để thay thế cho cách kiểm soát chất lợng truyền thống dựa trên kết quả kiểm tra ngẫu nhiên trên sản phẩm cuối cùng. Theo Bộ Thuỷ sản, đến 12/1999, Việt Nam đã có 89/238 cơ sở sản xuất thuỷ sản ở quy mô công nghiệp đã và đang tiến hành áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Cùng với việc khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn HACCP, Bộ Thuỷ sản có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn này ở các doanh nghiệp đăng kí xuất hàng sang EU và Mỹ. Quy định này dự kiến sẽ bắt buộc áp dụng ở tất cả các cơ sở chế biến thuỷ sản (cả xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa) trong phạm vi cả

nớc kể từ ngày 1/1/2001. Việc áp dụng HACCP nâng cao chất lợng hàng, giảm tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm và nhờ đó, đáp ứng đợc yêu cầu và quy định của những thị trờng xuất khẩu lớn nh EU.

Bên cạnh vấn đề nâng cao năng suất và chất lợng sản phẩm, việc tìm hiểu triển khai áp dụng Hệ thống Quản trị Xã Hội (SMS) theo tiêu chuẩn SA8000 cũng có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trờng xuất khẩu. Đó chính là lý do các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động nh các ngành dệt may, sản xuất giày dép cần phải xây dựng cho mình Hệ Thống Quản Trị Xã hội SA 8000. Tính đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam đã có 5 doanh nghiệp đợc cấp chứng chỉ này, đó là Công ty Coats Phong Phú, Công ty dệt Thắng Lợi; Công ty May Phơng Đông, Công ty Astro- sản xuất túi và Key Hinge Toys-sản xuất đồ chơi. Và không phải ngẫu nhiên mà mới đây, Tổng công ty dệt may đã ra yêu cầu các doanh nghiệp thành viên phải thực hiện tiêu chuẩn SA 8000, bởi việc áp dụng SA 8000 đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp dệt may muốn xuất sang thị trờng EU nói riêng.

Cho đến nay, số lợng các doanh nghiệp đạt đợc các chứng chỉ quốc tế của Việt Nam còn quá ít và so với các nớc trong khu vực là đáng báo động. Vì vậy, để tránh thất bại trong cạnh tranh hàng xuất khẩu cùng loại của các nớc trong khu vực trên thị trờng EU thì các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cờng áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trớc các đối thủ, đồng thời lại thực hiện đợc các yêu cầu đối với chất lợng sản phẩm một cách tiết kiệm nhất.

Tuy vậy, áp dụng ISO 9000 và ISO 14000 rất tốn kém cả về trong thực hiện và để đợc công nhận đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chi phí rất lớn. Số liệu từ các doanh nghiệp đạt ISO 9000 cho thấy, chi phí để thực hiện quy trình từ t vấn đào tạo xây dựng hệ thống đến cấp giấy chứng nhận chất lợng và kiểm tra lại sau chứng nhận giao động từ 10 000 đến vài chục nghìn USD tuỳ theo quy mô, ngành nghề, trình độ, nhân lực trong doanh nghiệp và tuỳ từng tổ chức t vấn, chứng nhận nhng hiệu quả lại rất lớn. Chỉ tính đơn giản, chỉ tiêu về tỉ lệ h hỏng trong quá trình sản xuất ở công ty liên doanh Sony Việt Nam đã giảm từ 3% xuống còn 1% sau khi áp dụng ISO 9000 với doanh số hàng năm 500.000 tỷ USD, Sony đã tiết kiệm đợc trên 10 tỷ USD. Giám đốc kinh doanh của Sony kết luận: “Một đồng bỏ ra đầu t cho hệ thống ngăn ngừa sẽ tiết kiệm đợc cả chục

ngàn đồng cho việc sửa chữa h hỏng”. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An giang- Agifish dù phải đối đầu với những bất lợi cho vụ kiện bán phá giá cá tra cá ba sa ở thị trờng Mỹ nhng hiện nay sản phẩm của họ vẫn đứng vững trên thị trờng EU. Chính hiệp hội cá tra cá ba sa đa ra nhận định: càng ra sức cản trở thì sản lợng nhập cá tra cá ba sa lại càng tăng. Lý do các nhà nhập khẩu Mỹ cũng nh EU thừa nhận là cá Việt Nam có phẩm chất hàng đầu thế giới và chính họ cũng đang thu nhiều lợi nhuận từ món hàng này. Lời giải của vấn đề này chính là ở chỗ Agifish An Giang đã bỏ ra 70% vốn, t vấn kỹ thuật đầu t nghiên cứu tiêu chuẩn ISO, đồng thời giải quyết triệt để vấn đề ổn định nguồn nguyên liệu. Từ nền tảng chất lợng của mình, Agifish An Giang đã có tiềm lực thâm nhập sâu vào các thị trờng trên toàn thế giới. Ngoài các thị trờng truyền thống EU, Nhật Bản, Hồng Kông… công ty đã mở một văn phòng đại diện tại Thuỵ Sỹ để đa sản phẩm đến tay ngời tiêu dùng Bắc Âu. Ngoài ra thông qua Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), công ty đã bắt đầu thâm nhập vào thị trờng Trung Mỹ và nhận đợc đơn đặt hàng đầu tiên từ phía Mexico.

Nh vậy việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lợng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao đợc chất lợng sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu và là chìa khoá để vào thị trờng EU. Bên cạnh việc áp dụng ISO 9000, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm chiếm lĩnh thị trờng tuy vậy các doanh nghiệp cũng cần phải lu ý rằng EU luôn yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn chất lợng của Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) cho hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu vào thị trờng EU. Theo quy định này, hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu vào EU phải có chứng chỉ của cơ quan thẩm quyền của nớc xuất khẩu lô hàng sản xuất trên cơ sở đã áp dụng HACCP. Tiêu chuẩn này buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng đặc biệt tới tất cả các khâu trong dây chuyền sản phẩm. Nếu họ nắm bắt đợc nội dung HACCP thì khả năng phát hiện sửa chữa và khắc phục thiếu sót sản phẩm rất linh hoạt, chứ không phải đợi cho đến khi sản phẩm đợc đóng gói và đem đi xuất khẩu thì mới nhận thấy sai sót. Thực hiện đợc điều này, các nhà sản xuất, ngời cung ứng nguyên liệu cũng nh các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ luôn cập nhật tri thức khoa học hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trờng EU nói riêng và quốc tế nói chung.

Theo quyết định 97/296/EEC, Uỷ ban Châu Âu EC thiết lập danh sách các nớc thứ ba đợc nhập khẩu thuỷ sản vào thị trờng EU gồm hai phần:

-Phần 1: Các nớc thứ ba đợc uỷ ban Châu Âu công nhận đảm bảo các điều

kiện tơng đơng với quy định của Uỷ Ban Châu Âu tại chỉ thị 91/493/EEC.

-Phần 2: Các nớc thứ ba đáp ứng các điều kiện trong thời gian chuyển tiếp

quy định tại chỉ thị 95/408/EC.

Về nguyên tắc, các nớc thuộc phần 1 của danh sách là các nớc có điều kiện đảm bảo an toàn chất lợng và vệ sinh trong sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản hoàn toàn tơng đơng với quy định của EU, danh sách các doanh nghiệp kèm theo quyết định công nhận của Uỷ ban Châu Âu đợc phép xuất khẩu hàng thuỷ sản vào các nớc thành viên và chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật của EU. Các nớc thuộc phần 2 muốn xuất khẩu vào các nớc thành viên phải có thoả thuận song phơng với từng nớc thành viên.

Ngày 16/11/1999, EU ra quyết định công nhận Việt Nam đợc vào danh sách nhóm 1 các nớc xuất khẩu thuỷ sản vào EU với 18 doanh nghiệp (QĐ1999/813/EEC). Hàng hoá đợc lu thông trên toàn lãnh thổ các nớc EU, lô hàng chỉ bị lấy mẫu kiểm chứng theo xác suất và việc đình chỉ nhập khẩu không phải là đơn giản (do hội đồng thú y Liên Minh Châu Âu quyết định với đa số phiếu áp đảo).

Mới đây, Liên minh Châu Âu còn đa ra “Sách trắng về an toàn thực phẩm cho ngời tiêu dùng EU”. Nội dung của sách trắng này đã thiết lập một chính sách

thực phẩm chặt chẽ trên toàn bộ khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu và phòng ngừa mối nguy. Các doanh nghiệp Việt Nam lại đứng trớc thách thức lớn. Để đảm bảo chất lợng hàng hoá, để sản phẩm của Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trờng quốc tế, vấn đề tìm hiểu và vận dụng thành công tiêu chuẩn ISO là vấn đề cốt lõi hàng đầu mà doanh nghiệp cần giải quyết.

Một phần của tài liệu Việc vận dụng các quy định pháp lý của liên minh châu âu về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm trong xuất khẩu hàng hóa của việt nam vào thị trường này (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w