Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 50 - 55)

3.1.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về phát triển KTXH TP. Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2006 - 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010

1. Tổng sản phẩm GDP

(theo giá so sánh 1994) 1.558 1.866 2.186 2.467 2.891

Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 112 115 118 119 120

Công nghiệp - XDCB Tỷ đồng 790 959 1.119 1.192 1.374

Dịch vụ Tỷ đồng 656 792 949 1.156 1.397

2. Cơ cấu tổng sản phẩm % 100 100 100 100 100

Nông – Lâm nghiệp % 7,18 6,17 5,39 4,80 4,15

Công nghiệp - XDCB % 50,71 51,39 51,20 48,33 47,53

Dịch vụ % 42,11 42,44 43,41 46,87 48,32

3. GDP bình quân đầu

ngƣời (Giá thực tế) USD 1.216 1.506 1.932 2061 2.237

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2.2 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Thành phố Bắc Ninh có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và thương mại dịch vụ tăng nhanh. Chính vì vậy, diện tích đất canh tác của thành phố ngày càng bị thu hẹp nên người nông dân, nhất là nông dân cần nhận thức đúng đặc điểm, vai trò và giá trị của đất để sử dụng có hiệu quả. Các ngành chức năng của thành phố cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất….để đảm bảo phát triển kinh tế kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ổn định và bền vững.

Năm 2010 tốc độ phát triển giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế được thể hiện qua biểu đồ 3.1 và 3.2:

Chỉ số phát triển GTSX 109,590 97,287 104,607 102,294 89,100 100,207 91,901 106,501 100,905 103,158 97,793 105,164 100,204 103,684 94,555 101,362 103,988 101,181 85,0 90,0 95,0 100,0 105,0 110,0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng trọt Chăn nuôi Nông nghiệp

Biểu đồ 3.1: Tốc độ phát triển giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của TP Bắc Ninh qua các năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51,835 44,504 3,671 48,615 45,873 5,522 48,767 45,638 5,586 54,762 39,943 5,295 34,700 56,297 9,003 36,984 54,269 8,747 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo giá thực tế

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp của TP Bắc Ninh qua các năm.

* Trồng trọt: Đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp canh tác đạt 215,206 triệu đồng, trong đó giá trị trồng trọt đạt 103,7 triệu đồng.

* Chăn nuôi: Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá, năm 2010 giá trị sản xuất đạt 98.123 triệu đồng (theo giá cố định 1994) tăng bình quân 4.607 %/năm. Đạt được kết quả này là do các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi như: nhân giống, lai tạo, thức ăn tổng hợp, kỹ thuật chăn nuôi mới và chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung.

* Thuỷ sản: Những năm qua, thuỷ sản được chú ý đầu tư phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Triển khai phát triển mô hình kết hợp VAC theo hướng phát triển trang trại, một số hộ đã xây dựng trang trại có quy mô lớn và hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản có phần giảm nhưng sản lượng cá thịt vẫn tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2.3. Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Đến nay, toàn thành phố có trên 870 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, bao gồm: 56 HTX, xí nghiệp TTCP; 26 doanh nghiệp trung ương và của tỉnh, 45 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh; trên 743 doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH; trên 2.813 hộ, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Một số sản phẩm có sức cạnh tranh và tăng trưởng khá như: thức ăn gia súc, may mặc, giấy, gỗ, kính, phụ tùng cơ khí. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 7.122,9 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), tăng bình quân 24,98%/năm. Các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp đạt tốc độ tăng khá là thức ăn gia súc (5,36%), quần áo may sẵn (29,93%), giấy các loại (28,24%), đồ gỗ các loại (35%)/năm. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đó góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thêm của cải vật chất, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách địa phương.

654,581 63,436 131,585 913,948 179,274 670,112 94,253 184,828 1050,137 471,646 581,077 79,333 256,634 1379,708 1600,947 678,793 115,066 292,656 1695,848 2752,90 528,50 68,520 345,489 1969,991 2778,90 837,40 70,823 413,358 2206,619 3584,70 ,0 1000,0 2000,0 3000,0 4000,0 5000,0 6000,0 7000,0 8000,0 2005 2006 2007 2008 2009 2010

GTSXCN trên địa bàn TP theo giá cố định 1994

Nhà nước Tập thể Cá thể Tư nhân Vốn ĐTNN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.3: Giá trị SX và cơ cấu giá trị SXCN của TP Bắc Ninh qua các năm

3.1.2.4. Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Thương mại, dịch vụ: Ngành thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 20,96%/năm, đạt 6.531 tỷ đồng năm 2010, khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng, vận chuyển hành khách tăng. Cơ cấu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có nhiều thay đổi giữa khu vực quốc doanh, tư nhân và cá thể. Đặc biệt ngành dịch vụ giao thông vận tải đã hình thành các tuyến xe buýt từ tất cả các huyện đổ về trung tâm thành phố, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

3.1.2.5 Đầu tư xây dựng cơ bản

Thực hiện chủ trương của Thành ủy- HĐND-UBND thành phố Bắc Ninh, mục tiêu đến năm 2015 thành phố Bắc Ninh cơ bản đạt đô thị loại 1. Để đạt được mục tiêu đó thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp về nguồn vốn và huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước, cải tạo vỉa hè, trường học, trạm xá ...được thực hiện đồng bộ có hiệu quả. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.. Với số kinh phí năm 2008 là 82,794 tỷ đồng; năm 2009 là 152,622 tỷ đồng; năm 2010 là 177,916 tỷ đồng đã thanh toán cho một số công trình trọng điểm của thành phố như: Dự án Trụ sở cơ quan khối đoàn thể; đường Nguyễn Đăng Đạo kéo dài đi Hòa Long; trường tiểu học Suối Hoa; trụ sở phòng Giáo dục thành phố; hoàn thành công suất cấp nước giai đoạn II nhà máy nước TP. Bắc Ninh 16.000 m3/ngày đêm... và nhiều tuyến đê đã được đầu tư kiên cố, kết hợp phòng chống bão lũ với giao thông vận tải như đê cảng Đáp Cầu và hệ thống thông tin liên lạc tiếp tục được hiện đại hóa.

3.1.2.6 Dân số và lao động

Tổng dân số trung bình toàn thành phố năm 2010 là 169.543 người. Trong đó tổng số lao động xã hội chiếm khoảng 63% tổng dân số, tương đương với khoảng 106.812 người. Năm 2010, đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm được 5.100 lao động, đạt 102% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo còn 4%. Trình độ phát triển nguồn nhân lực còn thể hiện qua phân công lao động theo nhóm ngành. Số lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 49 ngàn người (năm 2010), trong đó có khoảng 12,2% làm việc trong nhóm ngành nông lâm ngư, 38,8% làm việc trong các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và 49% làm trong các ngành dịch vụ. Trình độ phân công lao động theo 3 nhóm ngành lớn của thành phố tốt hơn so với mức trung bình của tỉnh và cả vùng.

3.1.2.7. Thực trạng và xu thế phát triển đô thị

TP. Bắc Ninh là trung tâm đô thị của tỉnh, có mối liên hệ với các đô thị trong tỉnh theo 04 hệ trục tuyến hướng tâm về thành phố, đó là: thị trấn Chờ - Bắc Ninh (TL286); thị trấn Thứa, thị trấn Gia Bình, thị trấn Hồ - Bắc Ninh (QL38 - TL282) và thị xã Từ Sơn, thị trấn Lim - Bắc Ninh ( QL1A nay là TL295B); thị trấn Phố Mới - Bắc Ninh (QL18), sẽ tác động trực tiếp đến quá trình phát triển mạng lưới đô thị, phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, hệ thống đô thị thành phố cũng đã dần được hình thành và phát triển.

Trong tương lai, việc phát triển các khu ở đô thị, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng, thương mại, dịch vụ, công trình công cộng vẫn tập trung chính ở các khu vực này. Việc bố trí đất đai cho các điểm dân cư này cần được quy hoạch hợp lý, tạo điều kiện phát triển cho các đô thị mà vẫn đảm bảo được đất đai cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 50 - 55)