I. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâuhại
4. Dịch hại trên cây bông
4.1. Sâu keo da láng Spodoptera exigua (Hubner)
Họ ngài đêm Noctuidae, Bộ cánh vảy Lepidoptera 4.1.1. Các vụ dịch đq xảy ra
Sâu keo da láng là loài sâu hại đa thực, sức ăn rất lớn, xuất hiện với mức độ phổ biến cao ở n−ớc ta. Tr−ớc đây, loài sâu hại này trên bông là loài sâu hại thứ yếu. Song trong những năm gần đây, loài sâu này đM trở thành một trong 4 loài sâu hại quan trọng trên cây bông ở vùng Tây Nguyên. Dịch hại do loài này đM xảy ra ch−a có số liệu tổng kết rõ ràng. Song với mật độ cao, cũng gây thiệt hại đáng kể cho ng−ời trồng bông. 4.1.2. Quy luật diễn biến số l−ợng
Hàng năm sâu keo da láng phát sinh gây hại trên cây bông từ tháng 3 đến tháng 11. Mỗi năm có 6 lứa. Lứa 1 xuất hiện vào đầu tháng 3 đến giữa tháng 3. Lứa 2-3 gây hại nặng trên cây bông vào tháng 5-6 và lứa 5-6 gây hại trên bông vào tháng 9-10.
Điều kiện thời tiết thuận lợi cho loài sâu này phát triển ở nhiệt độ trung bình 25 – 300C, ẩm độ trung bình 80-85%.
4.1.3. Ph−ơng pháp dự tính dự báo
Dự tính theo ph−ơng pháp điều tra tiến độ phát dục của sâu
- Chọn các ruộng bông đại diện cho giống, thời vụ trồng. Mỗi đại diện chọn 3 ruộng. Mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 1 mét vuông.
- Số các thể cần thu thập để phân loại tuổi phát dục ít nhất là 30 cá thể.
- Phân loại theo tuổi phát dục. - Tính tỷ lệ các tuổi phát dục - Xác định tuổi phát dục rộ
- Dự tính khoảng thời gian tr−ởng thành sâu keo da láng rộ và sâu non tuổi 1 lứa sau rộ trên cơ sở đặc tính sinh vật học d−ới tác động của các yếu tố ngoại cảnh.
Thời gian phát dục các pha của sâu keo da láng nh− sau nh− sau: Pha phát dục Trứng Sâu non (6 tuổi) Nhộng Tr−ởng thành
Mùa hè 4-5 ngày 20-25 ngày 8-9 1-2 ngày Mùa đông 7-9 24-30 10-13 2-3 Khả năng đẻ trứng trung bình 450 quả.
Tỷ lệ đực : cái là 1:1; tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân: 62%. Dự tính thời gian tr−ởng thành rộ và sâu non tuổi rộ
4.1.4. Biện pháp phòng ngừa và dập dịch + Biện pháp kỹ thuật canh tác + Biện pháp kỹ thuật canh tác + Biện pháp kỹ thuật canh tác
Chăm sóc cho bông phát triển tốt để tăng khả năng bù trừ diện tích lá đM bị mất, bông nụ đM bị rụng.
Chọn giống có chuyển nạp gen chống sâu BT Xới xáo làm cỏ tiêu diệt bớt nhộng hoá trong đất + Biện pháp sinh học
Có nhiều loài thiên địch sử dụng loài sâu keo da láng làm thức ăn. Cần có biện pháp bảo vệ lực l−ợng thiên địch và khuyến khích cúng phát triển. Chẳng hạn: ong mắt đỏ, ong kén trắng tập thể, ong cự, các loài nhện lớn bắt mồi …
+ Biện pháp hoá học
Bất đắc dĩ phải dùng thì chọn thuốc thuộc nhóm Pyrethroid ít độc đối với kẻ thù tự nhiên của loài sâu hại này.
4.2. Sâu xanh Helicoverpa armigera (Hubner)
Họ ngài đêm Noctuidae, Bộ cánh vảy Lepidoptera 4.2.1. Các vụ dịch đq xảy ra
Sâu xanh là loài sâu hại có diện phân bố rất rộng. Chúng có mặt ở hầu hết các n−ớc có khí hậu nhệt đới và bán nhiệt đới. Trên bông, đM từng có những trận dịch xảy ra ở các tỉnh trồng bông thuộc phía bắc Việt Nam vào những năm của thập kỷ 60. ở các tỉnh miền Nam, loài sâu xanh này hiện nay là một trong những loài sâu hại chủ yếu. Chúng ăn hoa, nụ và quả non, làm rụng các bộ phận sinh sản, ảnh h−ởng lớn đến năng suất bông.
4.2.2. Quy luật diễn biến số l−ợng
T−ơng tự nh− sâu keo da láng, hàng năm sâu xanh phát sinh gây hại trên cây bông từ tháng 3 đến tháng 11. Mỗi năm có 6 lứa. Lứa 1 xuất hiện vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Lứa 2-3 gây hại nặng trên cây bông vào tháng 5-6 và lứa 5-6 gây hại trên bông vào tháng 9-10.
Điều kiện thời tiết thuận lợi cho loài sâu này phát triển ở nhiệt độ trung bình 26 – 300C, ẩm độ trung bình 80-85%.
4.2.3. Ph−ơng pháp dự tính dự báo
- Chọn các ruộng bông đại diện cho giống, thời vụ trồng. Mỗi đại diện chọn 3 ruộng. Mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 1 mét vuông.
- Số cá thể cần thu thập để phân loại tuổi phát dục ít nhất là 30 cá thể.
- Phân loại theo tuổi phát dục. - Tính tỷ lệ các tuổi phát dục - Xác định tuổi phát dục rộ
- Dự tính khoảng thời gian tr−ởng thành sâu xanh rộ và sâu non tuổi 1 lứa sau rộ trên cơ sở đặc tính sinh vật học d−ới tác động của các yếu tố ngoại cảnh.
Thời gian phát dục các pha của sâu xanh nh− sau:
Pha phát dục Trứng Sâu non (6 tuổi) Nhộng Tr−ởng thành
Mùa hè 2-4 ngày 14-24 ngày 10-14 2-4 ngày Mùa đông 5-7 22-28 11-15 3-5 Khả năng đẻ trứng trung bình 1000 quả.
Tỷ lệ đực : cái là 1:1; tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân: 62%. Dự tính thời gian tr−ởng thành rộ và sâu non tuổi rộ
4.2.4. Biện pháp phòng ngừa và dập dịch + Biện pháp kỹ thuật canh tác + Biện pháp kỹ thuật canh tác + Biện pháp kỹ thuật canh tác
- Dọn sạch cỏ dại là ký chủ phụ của sâu xanh
- Trồng cây dẫn dụ là cây hoa h−ớng d−ơng rất có hiệu quả
- Vệ sinh đồng ruộng: th−ờng xuyên nhặt nụ, hoa quả rụng, gom lại để huỷ. Bấm ngọn tỉa cành, tạo độ thông thoáng để cây bông phát triển tốt.
- Cày bừa kỹ sau khi thu haọch bông để tiêu diệt nhộng. + Biện pháp sinh học
Nhiều loài ong ký sinh là thiên địch quan trọng của sâu xanh. Duy trì và bảo vệ lực l−ợng thiên địch có ý nghĩa tốt trong hạn chế mật độ sâu xanh.
+ Biện pháp hoá học
Phun theo dự tính, vào lúc sâu non tuổi 1 rộ. Nên dùng thuốc thuộc nhóm Pyrethroid (Cypermethrin hoặc Permethrin, nồng độ 0,15 – 0,20%
4.3. Bệnh phấn trắng Erysiphe sp.Họ Erysiphaceae, Bộ Erysiphales Họ Erysiphaceae, Bộ Erysiphales 4.3.1. Các vụ dịch đq xảy ra
Bệnh phấn trắng hại bông th−ờng xuất hiện trên cây bông vào khoảng tháng 10-11. Vào mùa m−a, ẩm độ cao, bệnh phấn trắng phát triển mạnh. Tuy nhiên, những trận dịch lớn do nấm phấn trắng còn khá ít ỏi số liệu.
4.3.2. Quy luật diễn biến số l−ợng
Cây bông ngày nay đ−ợc trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam trung bộ, các tỉnh Tây Nguyên vào tháng 7-8. Bệnh phấn trắng th−ờng xuất hiện bắt đầu vào tháng 9, phát triển mạnh, lan rộng vào tháng 10-11. Nếu đ−ợc phun thuốc xử lý sớm, bệnh giảm nhanh chóng.
4.3.3. Ph−ơng pháp dự tính dự báo
+ Theo dõi bẫy bào tử để xác định nguồn bệnh lây nhiễm đầu tiên. Bệnh phát sinh phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm, thời tiết có m−a phùn hoặc ban đêm có nhiều s−ơng mù.
+ Ph−ơng pháp điều tra:
Điều tra tình hình bệnh hại trên cây bông, định kỳ 5 ngày một lần. Điều tra theo ph−ơng pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 20 lá bất kỳ. Tổng số lá điều tra trên mỗi ruộng là 100 lá. Mỗi đại diện điều tra 300 lá.
Mức độ gây hại của bệnh trên lá đ−ợc phân theo thang 9 cấp, t−ơng tự nh− các bệnh gây hại trên lá của những cây trồng khác.
Bệnh phấn trắng sẽ nặng nếu thoả mMn những điều kiện sau:
1/ Thời tiết nóng và ẩm, kèm theo m−a phùn hoặc ban đêm có nhiều s−ơng.
2/ Biên độ nhiệt độ ngày đếm không lớn, ban ngày khoảng 25-280C, ban đêm không hạ d−ới 220C.
3/ Cây phát triển thân lá tốt, lá xanh đậm. Bón phân NPK không cân đối.
4.3.4. Biện pháp phòng ngừa và dập dịch
- Tiêu diệt cỏ dại, phát quang bờ bụi, tạo độ thông thoáng để giảm độ ẩm trong ruộng bông.
- Vệ sinh đồng ruộng, gom tàn d− cây bông đem đốt sau thu hoạch.
- Phun thuốc Karathan, Topsin 0,1 – 0,2% hoặc hoà bột l−u huỳnh 0,4% phun lên cây vào giai đoạn tỷ lệ bệnh đạt 1%.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1. Trình bày các điều kiện tối −u để giòi đục thân đậu t−ơng phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.
Câu 2. Trình bày các điều kiện tối −u để sâu cuốn lá đậu t−ơng phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.
Câu 3. Trình bày các điều kiện tối −u để sâu đục thân mía phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.
Câu 4. Trình bày các điều kiện tối −u để rệp xơ trắng hại mía phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.
Câu 5. Trình bày các điều kiện tối −u để bọ xít muỗi hại chè phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.
Câu 6. Trình bày các điều kiện tối −u để rầy xanh hại chè phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.
Câu 7. Trình bày các điều kiện tối −u để bệnh đốm mắt cua hại chè phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.
Câu 8. Trình bày các điều kiện tối −u để sâu keo da láng hại bông phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.
Câu 9. Trình bày các điều kiện tối −u để sâu xanh hại bông phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.
Câu 10. Trình bày các điều kiện tối −u để bệnh phấn trắng hại bông phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.
Ch−ơng 8. dịch hại chính trên cây thực phẩm 1. Dịch hại trên cây khoai tây.
1.1. Rệp sáp hại khoai tây (Pseudococcus citri Risso)
Họ Pseudococidae Bộ Homoptera 1.1.1. Các vụ dịch đq xảy ra
Rệp sáp gây hại chủ yếu trong thời kỳ cất giữ khoai tây để giống. Rệp hút dinh d−ỡng ở mầm khoai, khi rệp phát sinh số l−ợng lớn thì chúng bám dày đặc trên các vị trí của mầm, hút dịch mạnh làm củ khoai héo quắt, mầm thui hỏng, chất l−ợng giống giảm sút mạnh. Tỷ lệ củ giống h− hỏng bình th−ờng là 10-15%, khi nặng đến 60-70%. Ngoài ra khi rệp sống trên mầm củ còn tiết ra chất tiết tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển
Nếu để giống d−ới gầm giừơng hoặc dàn để nơi m−a hắt th−ờng bị rệp sáp hại nặng
1.1.2. quy luật diễn biến
Rệp sáp hại chủ yếu mầm khoai tây trong thời gian bảo quản. Trong thời gian đầu bảo quản rệp chỉ tồn tại rải rác trên dàn. cho tới khoảng tháng 4 khi mầm khoai giống nhú lên thì rệp sáp mới bắt đầu phát triển và hình thành quần thểở từng đấm trên dàn bảo quản. Khoảng tháng 5-6 khi mầm khoai phát triển nhiều thì quần thể rệp cũng phát triển và lan rộng.từ tháng 7 trỏe đi cho tới cuối vụ bảo quản khoai, lúc mầm khoai mọc dài quần thể rệp phát triển dày đặc lây lan và phá hại mạnh 1.1.3. Ph−ơng pháp DTDB:
Th−ờng xuyên hàng tuần kiểm tra mật độ rệp trên dàn bảo quản, kiểm tra ở tất cả các tầng dàn và kiểm tra kỹ ở những góc khuất của dàn.
Khi phát hiện thấy có kiến đi lại quanh dàn cần kiểm tra kỹ dàn khoai để loại bỏ những củ bị rệp
Khi phát hiện thấy rệp cần phòng trừ triệt để bằng những biện pháp ở phần sau
1.1.4. Biện pháp phòng chống
-Phòng trừ rệp sáp hại khoai tây giống
Chỉ bảo quản khoai tây từ những ruộng không bị nhiễm rệp sáp từ vụ tr−ớc và trên đồng ruộng
- Thu hoạch khi thân cây khoai còn xanh. Thu vào ngày nắng ráo, loại bỏ những củ thối
- Bảo quản khoai tây trên giàn đặt trong phòng thoáng mát, phòng phải có của sổ đóng kín khi m−a
- Vệ sinh giàn tr−ớc khi bảo quản (làm sạch giàn kèm theo phơi nắng hoặc ngâm ngập trong n−ớc 2-3 ngày ), quét sạch khu bảo quản kể cả trên trần nhà, t−ờng nhà.Trong quá trình bảo quản nên đặt giàn cách t−ờng và chân giàn đ−ợc đặt trong các bát n−ớc để tránh kiến tha rệp lên giàn
- Cắt bỏ toàn bộ cành cây, dây leo rủ trên mái hoặc cửa sổ nhà, t−ờng nhà vì đây là nguồn lây nhiễm rệp.
- Nếu có nguồn rệp có thể lây lan từ ngoài đồng vào trong kho (trên ruộng có rệp sáp gây hại ) nên nhúng củ vào trong dung dịch Dipterex o,5%, hong khô rồi mới đ−a lên giàn .
- Nên phun phòng sự phát sinh và lây lan rệp tr−ớc khi khoai bắt đầu nảy mầm bằng Dipterex 1%.
- Mỗi tuần một lần kiểm tra kiến và rệp xuất hiện trên dàn (chú ý kiểm tra ở những tầng d−ới của dàn , khi phát hiện những của khoai nhiễm rệp cần phải nhặt đ−a ra khỏi dàn và loại bỏ.
- Nếu có điều kiện nên bảo quản khoai trong kho lạnh
Phòng chống rệp ngoài đồng
Chọn củ sạch rệp để trồng
Không vận chuyển khoai tây giống có rệp từ vùng này sang vùng khác để hạn chế sự lây lan của rệp đến những vùng mới.
Nếu phát hiện thấy rệp hại đáng kể thì có thể phun một số loại thuốc sau Applaud, Padan, Pegasus, Phosalone, phosphamidon, Trichlormetafos-3, Malathion and Dimethoate phun vào lúc rệp sáp đang ở giai đoạn rệp non tuổi 3 rộ
1.2. Bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum S.)
1.2.1. Các vụ dịch đq xảy ra
Bệnh hại ở tất cả các vùng trồng cà chua trên thế giới nhất là vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và những vùng có khí hậu ấm áp . Bệnh là cản trở lớn đối các vùng trồng rau của Mỹ, Pháp Ucs, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippin
Bệnh hại trên nhiều loài cây trồng nh−cà tím, khoai tây, thuốc lá, ớt , lac…
Bệnh hại nặng có thể làm giảm 40-60% năng suất. ở miền Bắc n−ớc ta bệnh đang yếu tố hạn chế lớn nhất với những vùng chuyên canh rau màu nh− Hà Nôi, Bắc Ninh, H−ng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Tờy
1.2.2. Quy luật diễn biến
Bệnh phát sinh mạnh và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao, m−a gió nhiều
Bệnh th−ờng phát sinh nhiều trên cà chua trồng ở chân đất cát pha, thịt nhẹ và đất đM nhiễm bệnh9có nhiều tàn d−, nguồn bệnh từ vụ tr−ớc
Bệnh gây hại ngay từ khi cây conkéo dài cho tới khi thu hoạch. nh−ng bệnh th−ờnghại nặng nhất ở giai đoạn cây ra hoa đến hình thành quả non.
ở miền Bắc n−ớc ta bệnh th−ờng phát sinh mạnh và gây hại nặng ở vụ cà chua trồng sớm(tháng 8-9) và vụ cà chua xuân hè (tháng 4-5)
Hầu hết các giống cà chua phổ biến trồng trong sản xuất hiện nay đều nhiễm bệnh.
Bệnh gây hại nặng với những ruộng cà chua bón nặng đạm ở giai đoạn đầu, đất ít thoát n−ớc
1.2.3. Ph−ơng pháp DTDB
Điều tra th−ờng kỳ diễn biến rệp trên đồng ruộng, kết hợp với việc theo dõi diễn biến thời tiết và giai đoạn sinh tr−ởng cây trồng để quyết định các biện pháp phòng trừ cho thích hợp
Chọn ruộng đại diện cho giống, thời vụ, đất đai, nền phân bón.. Mỗi rụông điều tra 5 điểm chéo góc; mỗi điểm điều tra toàn bộ số cây ngẫu nhiên của 2 mét dài Chỉ tiêu điều tra là tính tỷ lệ cây bị bệnh(%) Cần đề phòng dịch xảy ra ở những ruộng trồng giống nhiễm ở giai đoạn cây ra hoa đến quả non trong tháng 8-9 hoặc tháng 4-5 đặc biệt trên những ruộng thoát n−ớc kém, đất cát pha
Cần tiến hành phòng trừ khi : 10% số cây bị nhiễm bệnh 1.2.4.Biện pháp phòng ngừa và dập dịch
Chọn lọc giống không nhiễm bệnh, trồng các giống có khả năng chống chịu với bệnh
Luân canh cây cà chua với lúa n−ớc, hoặc luân canh với ngô hoặc khoai lang.
Làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn d− cây bệnh, dọn sạch ký chủ phụ
Chọn thời vụ trồng thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, điều kiện canh tác của mỗi vùng