Dịch hại chính trên cây ngô

Một phần của tài liệu giáo trình dịch học bảo vệ thực vật (Trang 90 - 158)

I. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâuhại

2. Dịch hại trên cây ngô

2.2. Dịch hại chính trên cây ngô

2.2.1. Sâu đục thân ngô Ostrinia nubilalis H

2.2.1.1. Các vụ dịch đq xảy ra

Sâu đục thân ngô là loài ăn rộng. ở Liên xô,sâu phá hại hơn 50 loài cây trồng và 500 loài cây dại. ở Mỹ, sâu phá hại trên 230 loài cây thuộc 40 họ thực vật khác nhau. ở n−ớc ta, sâu phá hại chủ yếu trên ngô,ngoài ra còn thấy trên bông, kê, cao l−ơng đay, cà, một số loại có thức ăn gia súc họ hoà thảo.

Sâu đục thân ngô là loài sâu hại ngô quan trọng. Hàng năm,sâu gây thiệt hại rất nặng đối với ngô trồng trong vụ hè và vụ thu. Trên ngô đông xuân, sâu gây hại ít hơn. Tỷ lệ cây bị sâu hại trong vụ ngô hè và ngô thu th−ờng tới 60 - 100%, năng suất ngô bị giảm tới 20 - 30% hoặc nhiều hơn. Trên ngô đông xuân tỷ lệ cây bị sâu hại, từ 10 - 40%,năng suất giảm khoảng 5 - 10%.

2.2.1.2. Quy luật diễn biến

ở miền Bắc n−ớc ta,nhiệt độ trong các tháng mùa hè và mùa thu từ 23 - 28,50C, rất thích hợp cho sâu đục thân ngô phát triển. Nh−ng trong các tháng mùa đông, nhiệt độ th−ờng xuống thấp d−ới 17,50C, không thuận lợi cho trứng nở và sâu non phát dục,tỷ lệ sâu chết tăng lên.

Thời gian phát sinh gây hại của sâu đục thân ngô trên đồng ruộng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu hàng năm.

Nói chung, sâu đục thân ngô có trên đồng ruộng trong tất cả 12 tháng trong năm, nh−ng sâu phát sinh nhiều nhất vào các tháng trong mùa hè và mùa thu.

ở những vùng bMi hoặc vùng màu,trồng nô liên tiếp trong năm, sâu phá hại ngô chuyển tiếp qua các vụ. ở những vùng chủ yếu trồng ngô đông xuân, sâu có thể phá hại ngô sớm, ngô đại trà, ngô muộn. Sau vụ

ngô, sâu phá hại trong các v−ờn ngô gia đình hoặc trên các cây chủ khác cho đến vụ ngô năm sau.

Số lứa sâu hàng năm ở từng vùng phụ thuộc nhiều vào thời gian gieo trồng các vụ ngô ở địa ph−ơng. Trong vụ ngô đông xuân th−ờng có 3 lứa sâu đục thân phá hại:Lứa 1: Phát sinh từ hạ tuần tháng 11 - hạ tuần tháng 2, phá hại trên ngô sớm từ giai đoạn ngô loa kèn đến chín sáp; Lứa 2: Phát sinh từ hạ tuần tháng 2 - trung tuần tháng 4, phá hại trên ngô sớm từ giai đoạn ngô đông xuân đại trà, từ giai đoạn ngô nhú cờ đến chín sáp; Lứa 3: Phát sinh từ th−ợng tuần tháng 11 - trung tuần tháng 5, phá hại trên ngô muộn (gieo đầu tháng 1) hoặc ngô xuân (gieo trong tháng 2) từ giai đoạn ngô nhú cờ đến chín sáp.

ở những vùng gieo trồng liên tiếp nhiều vụ trong năm, sâu đục thân có 7 - 8 lứa/năm. Từ lứa thứ 4, sâu phá hại trên ngô hè và ngô thu nặng nhất.

Nhìn chung, trong tất cả các lứa sâu trong năm, lứa sâu thứ 3 gây hại đáng kể đối với ngô đông xuân gieo muộn (năng suất giảm tới 20 - 60%), lứa 4, 5,6,cũng là những lứa tác hại khá lớn đối với ngô hè và ngô thu (tỷ lệ cây bị sâu đục tới 60 - 100%; năng suất giảm tới 20 - 30%).

2.2.1.3. Ph−ơng pháp dự tính dự báo

Dự tính dự báo sâuđục thân: cần tiến hành 2 việc nh− sau:Theo dõi ngài phát sinh và điều tra tình hình phát sinh của sâuhại trên đồng ruộng:

Điều tra th−ờng kỳ diễn biến sâu trên đồng ruộng, kết hợp với việc theo dõi diễn biến thời tiết và giai đoạn sinh tr−ởng cây trồng để quyết định các biện pháp phòng trừ cho thích hợp

Chọn ruộng đại diện cho giống, thời vụ, đất đai, nền phân bón.. Mỗi rụông điều tra 5 điểm chéo góc; mỗi điểm điều tra toàn bộ số cây có trong 1m2 ngẫu nhiên

Chỉ tiêu điều tra là tính tỷ lệ cây bị đục thân (%)

Cần đề phòng dịch xảy ra ở những ruộng trồng giống nhiễm ở giai đoạn ngô trỗ cờ đến chín

Cần tiến hành phòng trừ khi : 20% số lá bị sâu hại (ở giai đoạn loa kèn); 20% số bắp, cây ở giai đoạn ngô trỗ cờ phun râu

2.2.1.4. Biện pháp ngăn chặn, phòng chống dịch

a. Gieo trồng ngô tập trung thành những vùng sản xuất lớn, đúng thời vụ thích hợp. ở mỗi vùng nên căn cứ vào điều kiện đất đai và khí hậu mà xác định một hoặc hai vụ ngô chính, không nên căn cứ vào điều kiện đất đai và khí hậu mà xác định một hoặc hại vụ ngô chính,không nên gieo trồng ngô liên tiếp, rải rác quanh năm, tạo điều kiện cho sâu tồn tại, phá hại liên tục từ vụ này sang vụ khác.

Nói chung ở miền Bắc nên lấy vụ ngô đông xuân và vụ ngô thu làm vụ sản xuất chính.

Thời vụ gieo ngô đông xuân có thể chia làm 2 đợt. Ngô sớm: gieo từ trung ruần tháng 10 đến đầu tháng 11.

Ngô đại trà: gieo từ 20/11 - 20/12. Ngô gieo muộn vào tháng 1 th−ờng bị sâu đục thân phá hại nặng ở giai đoạn.

Ngô thu nên gieo từ gạ tuần tháng 8 đến đầu tháng 9. Ngô gieo sớm trong tháng 7 th−ờng bị sâu phá hại nặng.

b. Xử lý thân cây ngô sau khi thu hoạch ngô vụ thu.

Sau khi thu hoạch ngô vụ thu, sâu đục thân còn tồn tại trong thân cây ngô ở giai đoạn sâu non và nhộng, có thể trong một thời gian dài tới tháng 3 năm sau mới vũ hoá hết. Vì vậy, cần có biện pháp xử lý kịp thời thân cây ngô sau khi thu hoạch vụ thu để tiêu diệt sâu và nhộng tr−óc khi hoá tr−ởng thành. Có thể dùng phần thân ở ngọn cho trâu bò ăn, còn phần gốc thì phơi khô dùng làm chất đốt.

c. Chọn và trồng những giống ngô chống chịu sâu đục thân. Nên phát triển những giống ngô có năng suất cao và chống chịu khoẻ đối với sâu đục thân nh− ngô Xiêm, gié Bắc Ninh, ngô lai số 5. Các giống mềm cây,thấp bé nh− nếp trắng,nếp mỡ gà, tẻ đỏ Nghệ An có khả năng chống chịu sâu rất kém, không nên phát triển rộng, chỉ nên trồng trên diện tích hẹp trong những thời vụ ít bị sâu hại.

Bảo vệ và lợi dụng ong ký sinh.

Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Không nên gieo trồng nhiều vụ ngô liên tiếp trong năm hoặc bố trí xen kẽ, gối tiếp cây ngô và cây bông, kê, cao l−ơng,.... trong cùng một vùng là điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân ngô phát triển liên tục và phá hại nặng.

Khi mật độ sâu v−ợt quá ng−ỡng gây hại có thể sử dụng thuốc Padan 95SP, Regent 800WG để diệt sâu

2.2.2. Sâu xám (Agrotis ypsilon Rott.) 2.2.2.1 Các vụ dịch đq xảy ra 2.2.2.1 Các vụ dịch đq xảy ra

Sâu xám là loại sâu hại nguy hiểm đối với ngô và hoa màu gieo trồng trong vụ đông xuân ở miền Bắc n−ớc ta. Hàng năm, sâu phát sinh trên diện tích rộng lớn và gây thiệt hại rất quan trọng. Vụ đông xuân 1953-1954 sâu xám phát sinh và phá hại trên diện tích hàng vạn mẫu ngô và đậu đỗ ở Việt Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Vụ đông xuân 1955 - 1956 sâu xám phá hại rất nặng trên hàng nghìn mẫu ngô, màu ở Đồng bằng Bắc bộ và Khu 4 cũ.

Liên tiếp trong những năm từ 1956 - 1960,theo báo cáo của các địa ph−ơng, hầu hết các tỉnh Đồng bằng Trung du Bắc bộ và Khu 4 cũ, hàng năm sâu xám đều có phát sinh và phá hại nặng. Nhiều vùng có tỷ lệ cây khuyết lên tới 20 - 30%, nhiều cánh đồng bị sâu cắn phải gieo trồng lại hoặc lỡ thời vụ phải bỏ hoá.

Triệu chứng tác hại của sâu xám rõ rệt nhất là sâu lớn tuổi th−ờng gặm đứt gốc cây non (5 - 6 lá) và kéo mẫu cây bị hại đó lôi xuống đất nơi trú ẩn. Khi thân cây ngô đM lớn, sâu có thể cắn phá điểmsinh tr−ởng.

2.2.2.2 Quy luật diễn biến sâu xám

Phá hại ngô ở giai đoạn cây con từ khi mới mọc mầm cho đến lúc 5-6 lá. sâu phát sinh và gây hại vào các thángnhiệt độ thấp (15-200C. trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía bắc, cả vùng núi và vùng đồng bằng. Nhiệt độ cao trong các tháng mùa hè và mùa thu cũng nh− điều kiện khí hậu của các tỉnh phía Nam không thích hợp cho sâu xám phát triển

+ Độ ẩm đất: Hàm l−ợng n−ớc trong đất từ 15 - 25% là thích hợp đối với sâu xám. ở nới đất quá ẩm −ớt hoặc quá khô đều không có lợi cho sâu sinh tr−ởng. Sâu xám sinh tr−ởng phát triển thích hợp ở những chân đất thịt nhẹ hoặc cát pha tơi xốp, thoáng,dễ thấm n−ớc và thoát n−ớc. Đất nhiều sét và nhiều cát không thích hợp đối với sâu. Trong điều kiện mật độ cây trồng tuy không cao nh−ng cỏ dại nhiều thì mật độ sâu vẫn cao. Thời gian ngài sâu xám phát sinh rộ vào thời kỳ ngô non (cây cao d−ới 5cm) thì l−ợng trứng sẽ nhiều và sâu non phát sinh số l−ợng lớn hơn so với thời gian ngô ch−a mọc hoặc đM lớn.

ở miền Bắc,ngô hè thu hầu nh− không bị sâu xám phá hại. Đối với vụ ngô đông xuân thì mức độ bị hại nặng nhẹ còn phụ thuộc vào thời gian gieo trồng. Ngô đông xuân gieo sớm (đầu tháng 10 - giữa tháng 10) nói chung bị hại nhẹ hơn so với ngô gieo vào cuối tháng 10 - giữa tháng 11Ngô xuân hè gieo hạt giữa- đầu tháng 3 bị hại nặng hơn. Thời gian gây hại nặng nhất th−ờng vào tr−ớc hoặc sau tết âm lịch9từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2) sau đó mật độ sâu giảm dần cho tới đầu tháng 4 tháng 2).

2.2.2.3 Ph−ơng pháp DTDB sâu xám

Dự tính dự báo sâu xám: cần tiến hành 2 việc nh− sau:Theo dõi b−ớm phát sinh và điều tra tình hình phát sinh của sâu

Thí dụ 1: Ngày 10/11 sâu xám đại bộ phận lứa 1 đang ở tuổi 3 dự tính lứa sâu sau xuất hiện.

Giai đoạn sâu non 25 - 31 ngày tất cả có 6 tuổi, tính trung bình mỗi tuổi từ 4 -5 ngày. Sâu hiện đang ở tuổi 3 vậy sẽ bắt đầu lột nhộng sau khoảng 12 - 15 ngày tức là 10/11 + (4 ngày x 3 tuổi) = 22/11 đến 10/11 + (5 ngày x 3) = 25/11; B−ớm sẽ xuất hiện đẻ trứng vào khoảng (giai đoạn b−ớm = 3 - 5 ngày) 1/12 + 3 = 4/12 đến 8/12 + 5 ngày = 13/12.

Đối chiếu với tình hình thời tiết tháng 12 thì giai đoạn trứng nở có thể không kéo dài tới 11 ngày mà, chỉ độ 7 - 8 ngày, vì vậy có thể rút ngắn thời gian dự tính lứa sau ra đáng lẽ từ 8/12 đến 24/12 chỉ còn vào khoảng từ 8/12 đến 20 - 2/12.

2.2.2.4. Biện pháp phòng ngừa và dập dịch

a. Cày ải, phơi ruộng và làm sạch cỏ trong ruộng và chung quanh bờ là biện pháp rất quan trọng để đề phòng sâu hại ngay từ đầu vụ. Sau khi gặt lúa mùa, khi đất vừa khô là cày bừa ngay để giữ ẩm và chống cỏ mọc. Tr−ớc khi gieo ngô cần nhặt sạch cỏ trong ruộng. Khi cây ngô cao 12 - 15 cm thì xới xáo kịp thời,làm cỏ và vun gốc cho ngô.

b. Gieo ngô đúng thời vụ thích hợp. Ngô gieo sớm trong tháng 10 và đầu tháng 11 tránh đ−ợc lứa sâu thứ hai, phá hại mạnh. Khi lứa sâu này phát sinh (khoảng cuối tháng 12 đến giữa tháng 2) thì ngô đM v−ợt quá thời kỳ ngô non.

Ngô đại trà nên gieo thập trung trong vòng 10 - 15 ngày,không nên gieo rải rác, kéo dài, tạo điều kiện thức ăn thích hợp cho sâu phá hại liên tục từ ngô sớm đến ngô muộn. Thời vụ thích hợp đối với ngô đại trà ở Đồng bằng và Trung du Bắc bộ trong khoảng 20/11 - 20/12. Gieo ngô muộn vào cuối tháng 12 hoặc trong tháng 1 th−ờng bị sâu hại rất nặng.

c. Bẫy diệt ngài bằng mồi chua ngọt. Đầu vụ ngô đông xuân, khoảng cuối tháng 10 - đầu tháng 11 nên đặt bẫy chua ngọt theo dõi ngài xuất hiện. Khi ngài vào bẫy liên tiếp 3 đêm liền, mỗi đêm từ 3 con trở lên thì bắt đầu đặt bẫy rộng rMi trên cả cánh đồng, mỗi ha đặt từ 2 - 3 bẫy. Khi ngô đM cao tới 30cm thì không đặt bẫy ở ruộng.

Mồi chua ngọt làm bằng mật trộn với các chất theo công thức pha chế sau:

Mật xấu hoặc đ−ờngđen 4 phần + dấm 4 phần + r−ợu 1 phần + n−ớc 1 phần + 1% thuốc sâu. Nếu không có dấm,có thể thay thế bằng n−ớc gạo chua, n−ớc đậu chua hoặc khoai lang nấu chính cho lên men chua. Nếu thiếu r−ợu có thể thay bằng bỗng r−ợu.

Mồi pha xong cho vào chậu sành,mỗi chậu cho l−ợng mồi bằng 1/4 lít. Bẫy đặt ở ruộng, nơi thoáng gió. Bẫy đặt cao cách mặt đất khoảng 1m. Ban ngày đậy nặp chậu cho mồi khỏi bay hơi, chiều tối mở nắp để ngài vào bẫy. Cách 5 - 7 ngày đổ thêm mồi hoặc thay mồi mới.

Khi mật độ sâu cao có thể sử dụng Basudin, Carbofuran 3G… để trừ sâu

2.2.3. Rệp ngô Rhopalosiphum maydis F.

2.2.3.1 Các vụ dịch đq xảy ra

Rệp ngô phân bố rộng ở các n−ớc nhiệt đới và á nhiệt đới. ở Việt Nam, rệp có ở khắp các vùng trồng ngô trên miền Bắc,từ Đồng bằng, đến Trung du cho tới cả ở các vùng núi cao.

Rệp ngô là loài ăn rộng, sống trên nhiều loại cây trồng và cây dại thuộc họ hoà thảo: ngô, đại mạch, lúa mì, lúa n−ớc, mía, kê, cao l−ơng, các loại cỏ thức ăn gia súc.

2.2.3.2 Quy luật diễn biến

Rệp ngô th−ờng xuất hiện trên đồng ruộng vào khoảng tháng 10 - 11, phát triển nhiều trong tháng 1, tháng 2 lúc ẩm độ không khí cao. Từ tháng 4 trở đi số l−ợng rệp giảm dần. Trong mùa hè chỉ thấy rệp xuất hiện lẻ tẻ.

Rệp th−ờng phá hại ở ngô từ giai đoạn 8 - 9 lá cho tới khi ngô chín sáp. Những ruộng gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng cao, thiếu ánh sáng rệp th−ờng phát triển mạnh.

ở các tỉnh phía Bắc rệp phá hại nhiều trong vụ ngô thu đông và ngô xuân hè

Rệp ngô sinh sản chủ yếu theo lối đơn tính và đẻ con. Trong quần thể rệp, th−ờng thấy nhiều loại hình: rệp cái không cánh, rệp cái có cánh, rệp con,.

Rệp ngô sống thành quần thể trên các bộ phận non nh− bẹ lá, nõn ngô, hoa cờ, lá bao, có chỗ lẻ tẻ 5 - 7 con, có chỗ phát triển thành từng đám dày đặc.

Đầu vụ ngô Đông xuân, rệp cái có cánh từ các ký chủ dại bay tới các rjngô. ở đây,rệp cái có cánh đẻ ra những rệp con. Những rệp con này về sau trở thành rệp cái không cánh và tiếp tục sinh sản theo lối đơn tính nhiều thế hệ trên cây ngô. Khi quần thể rệp ở một bộ phận nào trên cây đM phát triển t−ơng đối dày đặc thì xuất hiện nhiều cá thể rệp có cánh. Những rệp có cánh này lại bay tới những cây ngô khác, đẻ con và hình thành quần thể rệp ở đó. Đến cuối vụ ngô, khi cây đM già, điều kiện thức ăn không còn thích hợp với rệp nữa thì trong quần thể rệp cũng xuất hiện nhiều loại hình có cánh. Những rệp có cánh này lại dịch chuyển tới các ký chủ khác, đẻ ra rệp con, tiếp tục phát triển trên những ký chủ này cho tới vụ ngô sau.

Thiên địch của rệp ngô th−ờng thấy trên đồng ruộng có một số loài sau đây: bọ rùa chữ nhân, bọ rùa 6 vạch, bọ rùa hai mảng đỏ ruồi ăn rệp Những thiên địch này có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rệp ngô phát sinh trong tự nhiên.

Điều tra th−ờng kỳ diễn biến rệp trên đồng ruộng, kết hợp với việc theo dõi diễn biến thời tiết và giai đoạn sinh tr−ởng cây trồng để quyết định các biện pháp phòng trừ cho thích hợp

Chọn ruộng đại diện cho giống, thời vụ, đất đai, nền phân bón.. Mỗi rụông điều tra 5 điểm chéo góc; mỗi điểm điều tra toàn bộ số lá của 1cây ngẫu nhiên Chỉ tiêu điều tra là tính tỷ lệ lá bị rệp (%) và chỉ số rệp(%)

Phân cấp rệp theo thang phân cấp sau: Lá bị rệp hại cấp 1: nhẹ xuất hiện rải rác

Lá bị rệp hại cấp2: Trung bình (rệp phân bố d−ới 1/3 dảnh, búp, cờ cây)

Lá bị rệp hại cấp3: nặng (rệp phân bố >1/3 dảnh, búp, cờ cây)

Một phần của tài liệu giáo trình dịch học bảo vệ thực vật (Trang 90 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)