Ph−ơng pháp DTDB sâu xám

Một phần của tài liệu giáo trình dịch học bảo vệ thực vật (Trang 93 - 94)

I. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâuhại

2. Dịch hại trên cây ngô

2.2.2.3 Ph−ơng pháp DTDB sâu xám

Dự tính dự báo sâu xám: cần tiến hành 2 việc nh− sau:Theo dõi b−ớm phát sinh và điều tra tình hình phát sinh của sâu

Thí dụ 1: Ngày 10/11 sâu xám đại bộ phận lứa 1 đang ở tuổi 3 dự tính lứa sâu sau xuất hiện.

Giai đoạn sâu non 25 - 31 ngày tất cả có 6 tuổi, tính trung bình mỗi tuổi từ 4 -5 ngày. Sâu hiện đang ở tuổi 3 vậy sẽ bắt đầu lột nhộng sau khoảng 12 - 15 ngày tức là 10/11 + (4 ngày x 3 tuổi) = 22/11 đến 10/11 + (5 ngày x 3) = 25/11; B−ớm sẽ xuất hiện đẻ trứng vào khoảng (giai đoạn b−ớm = 3 - 5 ngày) 1/12 + 3 = 4/12 đến 8/12 + 5 ngày = 13/12.

Đối chiếu với tình hình thời tiết tháng 12 thì giai đoạn trứng nở có thể không kéo dài tới 11 ngày mà, chỉ độ 7 - 8 ngày, vì vậy có thể rút ngắn thời gian dự tính lứa sau ra đáng lẽ từ 8/12 đến 24/12 chỉ còn vào khoảng từ 8/12 đến 20 - 2/12.

2.2.2.4. Biện pháp phòng ngừa và dập dịch

a. Cày ải, phơi ruộng và làm sạch cỏ trong ruộng và chung quanh bờ là biện pháp rất quan trọng để đề phòng sâu hại ngay từ đầu vụ. Sau khi gặt lúa mùa, khi đất vừa khô là cày bừa ngay để giữ ẩm và chống cỏ mọc. Tr−ớc khi gieo ngô cần nhặt sạch cỏ trong ruộng. Khi cây ngô cao 12 - 15 cm thì xới xáo kịp thời,làm cỏ và vun gốc cho ngô.

b. Gieo ngô đúng thời vụ thích hợp. Ngô gieo sớm trong tháng 10 và đầu tháng 11 tránh đ−ợc lứa sâu thứ hai, phá hại mạnh. Khi lứa sâu này phát sinh (khoảng cuối tháng 12 đến giữa tháng 2) thì ngô đM v−ợt quá thời kỳ ngô non.

Ngô đại trà nên gieo thập trung trong vòng 10 - 15 ngày,không nên gieo rải rác, kéo dài, tạo điều kiện thức ăn thích hợp cho sâu phá hại liên tục từ ngô sớm đến ngô muộn. Thời vụ thích hợp đối với ngô đại trà ở Đồng bằng và Trung du Bắc bộ trong khoảng 20/11 - 20/12. Gieo ngô muộn vào cuối tháng 12 hoặc trong tháng 1 th−ờng bị sâu hại rất nặng.

c. Bẫy diệt ngài bằng mồi chua ngọt. Đầu vụ ngô đông xuân, khoảng cuối tháng 10 - đầu tháng 11 nên đặt bẫy chua ngọt theo dõi ngài xuất hiện. Khi ngài vào bẫy liên tiếp 3 đêm liền, mỗi đêm từ 3 con trở lên thì bắt đầu đặt bẫy rộng rMi trên cả cánh đồng, mỗi ha đặt từ 2 - 3 bẫy. Khi ngô đM cao tới 30cm thì không đặt bẫy ở ruộng.

Mồi chua ngọt làm bằng mật trộn với các chất theo công thức pha chế sau:

Mật xấu hoặc đ−ờngđen 4 phần + dấm 4 phần + r−ợu 1 phần + n−ớc 1 phần + 1% thuốc sâu. Nếu không có dấm,có thể thay thế bằng n−ớc gạo chua, n−ớc đậu chua hoặc khoai lang nấu chính cho lên men chua. Nếu thiếu r−ợu có thể thay bằng bỗng r−ợu.

Mồi pha xong cho vào chậu sành,mỗi chậu cho l−ợng mồi bằng 1/4 lít. Bẫy đặt ở ruộng, nơi thoáng gió. Bẫy đặt cao cách mặt đất khoảng 1m. Ban ngày đậy nặp chậu cho mồi khỏi bay hơi, chiều tối mở nắp để ngài vào bẫy. Cách 5 - 7 ngày đổ thêm mồi hoặc thay mồi mới.

Khi mật độ sâu cao có thể sử dụng Basudin, Carbofuran 3G… để trừ sâu

Một phần của tài liệu giáo trình dịch học bảo vệ thực vật (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)