Sâuđục thân lúa hai chấm (Schoenobius incertellus)

Một phần của tài liệu giáo trình dịch học bảo vệ thực vật (Trang 75 - 158)

I. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâuhại

1. Dịch hại lúa

1.2.1. Sâuđục thân lúa hai chấm (Schoenobius incertellus)

1.2.1.1 Các vụ dịch đq xảy ra:

Tr−ớc năm 1961 thiệt hại do sâu đục thân hai chấm gây ra biến động từ 3-20%, sau năm 1962 tác hại của lài sâu này đM giảm

Năm 1984 sâu đục thân đM gây hại nặng trên diện tích 1 triệu ha lúa ở các tỉnh miền Bắc và khu 4

Sâu đục thân lúa vẫn là dịch hại hàng đầu trong vòng 20 năm lại đây. Tuy đứng về mặt diện tích gây hại xếp thứ 6 nh−ng diện tích mất trắng xếp thứ 2 sau cuốn lá lúa

Theo số liệu thống kê của Cục BVTV thì diện tích lúa bị hại do sâu đục thân gây ra từ năm 1999-2003 trong cả n−ớc là 265132.6 ha (miền Bắc là 183304,8 ha; miền Nam là 18827.8 ha., trong đó diện tích bị hại nặng là 23144.2 ha, diện tích mất trắng là 245,2 ha

Diện tích lúa bị sâu đục thân hại trong vụ mùa ở miền Bắc cao gần gấp 4 lần vụ Đông xuân. Trong khí đó miền Nam thì ng−ợc lại diện tích lúa bị hại ở vụ đông xuân gấp hơn 3 lần vụ mùa

Trong một năm sâu th−ờng có 6-7 lứa sâu. Lứa 1: B−ớm rộ đầu tháng 3 d−ơng lịch; Lứa 2: B−ớm rộ cuối tháng 4 đầu tháng 5; Lứa 3: B−ớm rộ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7 (th−ờng phát sinh nhiều); Lứa 4: Phát sinh vào giữa tháng 7 tới cuối tháng 7;Lứa 5: Đầu tháng 9 đến giữa tháng 9 (th−ờng phát sinh nhiều); Lứa 6: Đầu tháng 10 đến đầu tháng 11.

Lứa 7: từ đầu tháng 12 - giữa tháng 1 (Sớm có thể cuối tháng 11,muộn có thể cuối tháng 12 đầu tháng 1).

Trong 7 lứa sâu nói trên, lứa 2, 3, 5, 6 có ý nghĩa lớn đối với sản xuất. Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về mặt số l−ợng, mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa. Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa,th−ờng tập trung phá trên mạ mùa nhất là mạ mùa sớm. Đây là lứa sâu bắc cầu từ lúa chiêm xuân, qua lúa mùa. Lứa 5 là lứa gây hại quan trọng đối với lúa mùa cấy sớm đang làm đòng trỗ bông. Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà đang trỗ nhất là trên lúa nếp,tám.

+ Trong các vụ lúa chiêm, xuân, hè thu, mùa, sâu đục thân lúa b−ớm 2 chấm phá hại nặng trên lúa hè thu, lúa mùa hơn lúa chiêm xuân.

Vụ chiêm,vụ xuân gieo cấy muộn thời vụ th−ờng bị sâu đục thân hại nặng hơn chính vụ. Vụ mùa, trên các chân ruộng gieo cấy sớm lúa bị sâu hại nặng hơn các chân ruộng gieo cấy đại trà và muộn. Đối với mạ chiêm gieo sớm có tỷ lệ sâu hại cao hơn các trà khác.

+ Các giống lúa hiện nay đang đ−ợc trồng trong sản xuất ch−a có một giống lúa nào không bị sâu đục thân lúa b−ớm 2 chấm phá hại. Th−ờng những giống to bông, chịu phấn tốt, bản lá rộng, xanh đậm và giàu dinh d−ỡng, tỷ lệ hại cao hơn.

+ Cùng một giống lúa, giai đoạn đẻ nhánh rộ, làm đòng - trỗ gặp lứa sâu ra rộ thì mức độ bị hại có khả năng lớn hơn so với các giai đoạn sinh tr−ởng khác. Th−ờng mật độ sâu và tỷ lệ hại cao khi lúa trỗ.

+ Lúa bón nhiều phân (nhất là bón phân đạm không cân đối) lá và thân lúa mềm l−ớt,màu xanh đạm,rậm rạp là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phá hại nặng của sâu đục thân.

+ Nhiệt độ các tháng trong năm có ảnh h−ởng lớn đến qui luật phát sinh gây hại của sâu đục thân b−ớm 2 chấm. Từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình ở miền Bắc n−ớc ta thấp dần (từ 24 -130C). không thích hợp cho sự sinh tr−ởng, phát dục của sâu đục thân, sâu phát sinh ít, gây hại không đáng kể cho lúa. Sang tháng 4 - 5 - 10 nhiệt độ trung bình cao dần (từ 23 - 300C). thích hợp cho sâu phát sinh phát triển nên sâu th−ờng gây hại nặng cho lúa (cuối vụ chiêm xuân và vụ mùa)..

+ Mức độ và qui luật gây hại của sâu đục thân lúa b−ớm 2 chấm còn chịu ảnh h−ởng của yếu tố thiên địch. Rõ nét nhất là giai đoạn trứng của sâu th−ờng bị ong ký sinh. Các ổ trứng sâu đục thân b−ớm 2 chấm bị ký sinh trong vụ đông xuân (tháng 11 - 12) trung bình 83%,và cuối chiêm

xuân đầu mùa (tháng 4 - 5) trung bình 55%. Số quả trứng bị ký sinh của 2 thời điểm kể trên trung bình 68% và 35%.

1.2.1.3. Ph−ơng pháp DTDB

Qui luật phát sinh gây hại của sâu đục thân b−ớm 2 chấm trên đồng ruộng là một quá trình chu chuyển nối tiếp nhau giữa các lứa. Sâu của lứa sau là từ nguồn của lứa tr−ớc chuyển đến. Tuy vậy đối với sâu đục thân lúa b−ớm 2 chấm cần chú ý nguồn sâu của lứa 1 hàng năm: Sâu của lứa này do 2 nguồn chuyển đến, nguồn thứ 1 là do những sâu của lứa cuối năm tr−ớc (lứa 5 hoặc 6,7) qua đông trong gốc ra hoặc rạ tới tháng 3 năm sau hoá nhộng,vũ hoá tạo nên; nguồn thứ 2 là do một bộ phận sâu của lứa cuối năm (lứa 5 hoặc 6, 7) vẫn tiếp tục sinh tr−ởng phát triển (tốc độ phát triển chậm vì nhiệt độ thấp và thức ăn hạn chế) rồi cùng với nguồn thứ 1 tạo ra lứa sâu thứ 1 trong năm sau.

Dự báo sâu đục thân hai chấm quan trọng nhất là dự báo đ−ợc thời gian phát sinh của lứa b−ớm thứ nhất trong năm. Là chìa khoá từ đó tính ra thời điểm phát sinh của các lứa b−ớm tiếp theo. Để dự báo lứa b−ớm đầu tiên phát sinh chủ yếu ng−ời ta dựa vào diễn biến nhiệt độ không khí của các tháng 12, 1, 2 (chủ yếu là dựa vào tổng số ngày trong 3 tháng có nhiệt độ trung bình ngày > 150C). Kết hợp với việc theo dõi tình hình lứa cuối năm đang qua đông và đốt đèn th−ờng xuyên vào tháng 2 và 3. Vận dụng những tài liệu đM tổng kết nhiều năm để sơ bộ dự báo b−ớm của lứa sâu thứ nhất ra sớm, muộn, trung bình.

Lứa thứ 1, có thể ra sớm hoặc muộn phụ thuộc điều kiện nhiệt độ của các tháng 12, 1,2 ở các vùng khác nhau. ở vùng Đồng bằng và khu 4 cũ lứa 1 có thể ra sớm hơm so với các vùng núi - Trung du (khoảng từ 15 - 20 ngày). Lứa thứ 6 hoặc 7, ng−ợc lại ở vùng Trung du - Miền núi có thể kết thúc sớm hơn.

Sau đó sử dụng số liệu thời gian 1 lứa sâu, hay khoảng cách thời gian phát sinh giữa 2 lứa để dự báo thời gian phát sinh của các lứa tiếp theo.

1.2.1.4. Biên pháp ngăn chặn, phòng chống dịch sâu đục thân hai chấm : chấm :

Cày lật gốc rạ sớm ngay sau mỗi vụ lúa để diệt sâu và nhộng tồn tại trong rạ và gốc rạ

Thu nhặt gốc rạ trên các ruộng làm cây vụ đông sau vụ lúa mùa và sử lý diệt sâu trong gốc rạ

Điều chỉnh thời vụ cấy hợp lý hoặc cấy giống ngắn ngàyđể lúa trỗ sớm tr−ớc khi các đợt b−ớm ra rộ

Phun thuốc khi mật độ dịch hại tới ng−ỡng (đẻ nhánh mật độ o,8- 1,2 ổ trứng/m2; bắt đầu trỗ 0,4-0,2 ổ trứng/ m2; Trỗ 50%: 0,4-0,6 ổ/m2)

Phun thuốc căn cứ vào thời gian lúa trô và thời kỳ tr−ởng thành 2 chấm ra rộ bằng thuốc Padan, Diazinon, Regent 800WG

1.2.2. Sâu cuốn lá loại nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis G.) 1.2.2.1. Các vụ dịch đq xảy ra 1.2.2.1. Các vụ dịch đq xảy ra

Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ gây hại phổ biến trên đồng ruộng ở tất cả các vùng trồng lúa. Năm 1968, nhiều tỉnh trên miền Bắc đM bị sâu cuốn lá phá hại rất nặng: ở Bắc Thái có 6832 ha lúa bị hại, ở Nghệ An có 80% diện tích lúa bị hại,ở Quảng ninh tuy có tổ chức phòng trừ tốt nh−ng tỷ lệ % lá bị hại 30 - 40% (tháng 7/1963, sâu cuốn lá lúa hại lúa con gái,lá lúa bị hại trắng xoá cánh đồng,tỷ lệ lá bị hại 80 - 90% tại tỉnh Hà tây cũ), sâu này cũng nh− một số sâu hại lúa khác tuy đ−ợc phòng trừ tích cực hơn so với tr−ớc đây song trong điều kiện thâm canh, giống lúa mới ngày càng nhiều nhất là các giống bản lá rộng, phàm ăn, sâu này có nhiều điều kiện thuận lợi để gây tác hại lớn,chính vì vậy nó vẫn là một loài sâu hại lúa quan trọng.

Theo báo của Cục BVTVnăm 1990-1991 dịch sâu cuốn lá nhỏ hại nặng trên cả n−ớc; năm 2001 sâu cuốn lá nhỏ hại 855 000 ha lúa ở Bắc Bộ

Diện tích bị hại và bị hại nặng do sâu cuốn lá nhỏ liên tục tăng và tăng ở mức rất cao. Diện tích bị mất trắng do laòi sâu này gây ra là cao nhất trong 9 loài gây hại, tuy nhiên không theo xu thế tăng liên tục

Theo số liệu thống kê của Cục BVTV thì diện tích lúa bị hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra từ năm 1999-2003 là cao nhất trong cả n−ớc là 938643ha (miền Bắc là 706974 ha; miền Nam là 231669 ha., trong đó diện tích bị hại nặng là 182950,8 ha, diện tích mất trắng là 272,25 ha

Điểm đáng lo ngại là mặc dù đM có nhiều nỗ lực to lớn trong cả n−ớc trong việc áp dụng IPM nh−ng mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ không giảm mà có xu thế tăng, năm sau cao hơn năm tr−ớc

1.2.2.2. Quy luật diễn biến

Yếu tố thời tiết có ảnh h−ởng đến thời gian xuất hiện, đẻ trứng của tr−ởng thành và mật độ sâu non gây hại trên đồng ruộng. Nói chung nhiệt độ từ 25 - 290C và ẩm độ trên 80% là điều kiện thuận lợi cho sâu này phát sinh gây hại, đặc biệt trong điều kiện có m−a nắng xen kẽ. Nếu trong phạm vi nhiệt độ nói trên,trời không m−a hoặc ít m−a thì l−ợng trứng của ngài đẻ ra giảm rõ rệt.

Giống lúa nếp và các giống lúa lai th−ờng bị hại nặng hơn các giống lúa khác

Trong các giai đoạn sinh tr−ởng của lúa đều có khả năng bị sâu này phá hại,song mức độ bị hại rõ rệt th−ờng vào lúc lúa đứng cái- làm đòng. Lúa bị hại nặng có thể ảnh h−ởng đến sự phát triển của gié lúa và hạt lúa.

năng suất lúa có thể bị giảm tới 60% (Phong Châu, Vĩnh Phú, vụ Xuân 1984)

+ Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ th−ờng bị một sô thiên địch, đặc biệt ở giai đoạn trứng, có thể bị ong mắt đỏ ký sinh. ở giai đoạn sâu non bị một loài ong (ch−a xác định tên khoa học. ký sinh với tỷ lệ cao (từ 80 - 100%). Ngoài ra có thể bị một số loài côn trùng khác bắt ăn nh− chuồn chuồn, Carabidae,Staphilinidae và Neuroptera.

+ Hàng năm, sâu cuốn lá lúa loại nhỏ có thể phát sinh 6 lứa, trong đó lứa thứ 1 (từ tháng 4 - 5) và lứa 4 - 5 (từ tháng 8 - 10) là những lứa gây hại đáng kể. (Riêng vùng khu 4 cũ vào tháng 11 sâu có thể phá mạnh trên mạ chiêm).

1.2.2.3. Ph−ơng pháp Dự tính dự báo:

Kết hợp giữa đốt đèn bẫy tr−ởng thành và điều tra tiến độ phát dục của sâu cuốn lá ngoài đồng để dự báo dịch sâu cuốn lá:

Chọn ruộng đại diện cho các giống, chân đất, nền phân và thời vụ cấy khác nhau. mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 1 m2. Đếm số tr−ởng thành, sâu non và nhộng có trên mét vuông đó để xác định mật độ sâu (con/ m2) và tuổi sâu chủ yếu. Đếm số bao lá, số lá điều tra để tính tỷ lệ thiệt hại (%)

Trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp hơn kéo dài nh−ng vẫn có những trận m−a nhỏ xen kẽ, th−ờng xảy ra dịch sâu cuốn lá nhỏ. Nhiệt độ trung bình tuần hay tháng cao hơn bình th−ờng khoảng 2-30C. L−ợng m−a tụt khoảng 50%, nếu đặc điểm này rơi vào các thời gian sau:Tháng 3- Dịch sâu sẽ xảy ra vào tháng 4; Tháng 6- 7 thì dịch sâu sẽ xảy ra vào cuối tháng 7 – 8; tháng 8 thì dịch sâu sẽ xảy ra vào cuối tháng 9.

1.2.2.4. Biện pháp phòng ngừa và dập dịch

Diệt trừ cỏ dại quanh bờ ruộng,lau sậy ở các m−ơng máng, ao hồ là nơi sâu c− trú cuối vụ mùa sang đầu xuân. Từ đó, sâu sẽ di chuyển qua ruộng lúa gây hại.

áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp (cấy dày vừa phải, bón phân cân đối và hợp lý, không bón đạm quá muộn lúc lúa sắp trỗ. Bảo vệ các loài thiên địch

Khi sâu cuốn lá khi phát sinh rộ có thể sử dụng l−ợc chải sâu hoặc cành tre để chải tung lá (kết hợp với rắc vào vùng rễ Regent 0.3G lúc lúa đẻ nhánh). diệt sâu non khi mật độ sâu ở giai đoạn đòng- trỗ đạt 6-9 sâu non/m2.

Thời gian b−ớm rộ có thể dùng bẫy đèn để diệt. 1.2.3.Bọ xít dài hại lúa (Leptocorisa varicornis F.). 1.2.3.1. Các vụ dịch của bọ xít dài

Bọ xít dài gây hại nhiều nhất là ở các tỉnh Miền núi. Hàng năm ở tỉnh Bắc Thái,bọ xít phá hại mạnh nhất vào tháng 5,6,7 và 9,10 trên các chân lúa xuân, thu và lúa mùa, mật độ trung bình từ 10 - 200 con/m2. ở

HTX Tiên Tiến (huyện Định Hoá) có 54 mẫu chiêm trăng bị bọ xít phá làm giảm từ 4 - 50% năng suất. Năm 1964, ở Đại Đồng, Đề Thám, Quốc Khánh (huyện Tràng Định) mật độ bọ xít có từ 7 - 10 con/bông làm cho hạt bị lép và thâm đen.

Dịch bọ xít xảy ra vào năm 1986-1987 tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh hóa

Trong năm 1997 Theo số liệu thống kê của Cục BVTV thì diện tích lúa bị hại do bọ xít dài gây ra trong cả n−ớc là 167 000 ha (miền Bắc là 113000 ha; miền Nam là 54000 ha., trong đó diện tích bị hại nặng là 5200ha, diện tích bị mất trắng là 5 ha

Trong năm 1999 Theo số liệu thống kê của Cục BVTV thì diện tích lúa bị hại do bọ xít dài gây ra trong cả n−ớc là 124959 ha (miền Bắc là 44070 ha; miền Nam là 80889 ha., trong đó diện tích bị hại nặng là 1797 ha.

Trong năm 2000 Theo số liệu thống kê của Cục BVTV thì diện tích lúa bị hại do bọ xít dài gây ra trong cả n−ớc là 109292 ha (miền Bắc là 64765 ha; miền Nam là 44527 ha., trong đó diện tích bị hại nặng là 48807 ha.

1.2.3.2. Diến biến của bọ xít dài

Bọ xít dài phát sinh gây hại có liên quan với nhiều yếu tố sinh thái. Mật độ bọ xít hôi ở những khu đồng gần rừng nhiều hơn ở những đồng gần đồi gò, và xa rừng. Bọ xít phá hại nhiều trên giống lúa nếp hơn các giống lúa tẻ, ở thời kỳ lúa chắc xanh bị hại nặng hơn thời kỳ lúa ngậm sữa.

Hàng năm ở miền Bắc, sau khi gặt lúa chiêm xuân, bọ xít có thể chuyển sang c− trú ở các cây cỏ nh− cỏ lông, lau sậy. Vào tháng 8 có thể c− trú trên cỏ lồng vực trong ruộng lúa rồi chuyển sang phá lúa mùa sớm lúa mùa đại trà từ giai đoạn lúa trỗ về sau. Tới mùa đông (từ tháng 12 - tháng 1,2) bọ xít hôi qua đông ở dạng tr−ởng thành (tỷ lệ % bọ xít tr−ởng thành cái cao hơn đực.. Nơi qua đông có thể ở trên cỏ có hạt ven rừng, trong v−ờn, ở ruộng màu có nhiều cỏ, trên thảm mục, ống tre nứa trong rừng.

Bọ xít phá hại trong cả vụ chiêm xuân và vụ mùa, vụ hè thu từ khi cây lúa bắt đầu trổ bông cho đến lúc thu hoạch. Thời gian phá hại nặng từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5 trong vụ chiêm và giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 trong vụ mùa. Các trà lúa trỗ sớm hoặc chín muộn về cuối vụ th−ờng bị bọ xít tập trung phá hại nặng, năng suất bị giảm nhiều. Bọ xít dài có tập tính tránh nóng và lạnh, th−ờng co cụm qua đôngvà hè sau các vụ thu hoạch lúa, tập trung ở bìa rừng hay ở quanh làng

Theo tài liệu tổng kết của Trạm BVTV Việt Bắc 1961 - 1971,bọ xít dài có thể có 5 lứa trong 1 năm:

Lứa 1: Từ giữa tháng 3 hoặc đầu tháng 4 đến cuối tháng 4 - đầu tháng 5. Bọ xít phá lúa chiêm xuân trỗ (đợt này kéo dài); Lứa 2: Từ giữa - cuối tháng 5 đến giữa tháng 6. Mật độ bọ xít t−ơng đối cao, phá lúa đại trà, diện rộng. Lứa này quan trọng nhất đối với lúa chiêm xuân; Lứa 3: Từ

Một phần của tài liệu giáo trình dịch học bảo vệ thực vật (Trang 75 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)