Năm 1960- 1964 kết quả nghiên cứu ở Phú Hộ cho thấy, phân hữu cơ (phân ủ, cành lá chè giá đốn hàng năm) đều có hiệu lực tăng năng suất chè đáng kể và cải thiện lý hóa tính của đất. Cành lá chè đốn tốt hơn cây phân xanh trồng xen giữa hàng chè [27].
Năm 1966- 1969 ở Phú Hộ, nghiên cứu tác dụng của phân ủ 3 năm bón phân một lần (phân ủ gồm: phân bò, rác thải và cỏ tế), với lượng bón 20 – 25 tấn/ha. Kết quả cho năng suất chè búp tươi là 5- 6 tấn/ha, so với không bón chỉ có 1,8 – 2 tấn/ha [27].
CHƢƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các thí nghiệm được theo dõi trên cây chè vụ đông xuân, giống chè Bát tiên, tuổi từ 8 – 10 năm.
Người dân đánh giá tình hình sản xuất chè qua đông và tham gia sản xuất chè qua đông.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian tiến hành từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010.
Địa điểm tại hộ gia đình ông bà: Bùi Anh Tuấn - thồn Hồng Hà – xã Nga Quán – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái tác động đến sản xuất chè và tìm hiểu tình hình sản xuất chè qua đông tại xã Nga Quán, sản xuất chè và tìm hiểu tình hình sản xuất chè qua đông tại xã Nga Quán, huyện Trấn Yên
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Yên Bái tác động đến sản xuất chè. - Tìm hiểu tình hình sản xuất chè đông tại xã Nga Quán, huyện Trấn Yên.
3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh chè đông tới năng suất chè và chất lượng đất suất chè và chất lượng đất
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm tới năng suất chè đông và chất lượng đất.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tưới và không tưới kết hợp với bón phân đạm tới năng suất chè đông.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp của huyện Trấn Yên và tỉnh Yên Bái
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn: Phòng thống kê, Phòng nông nghiệp, Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tình hình sản xuất chè từ các nguồn Phòng thống kê, Phồng nông nghiệp và Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3.4.2. Điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè đông, những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè qua đông
- Xây dựng bộ câu hỏi điều tra nông hộ: Câu hỏi điều tra gồm 5 phần chính: Phần thông tin chung của hộ, thông tin về sản xuất chè, những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè đông, ảnh hưởng của sản xuất chè đông tới đất đai và môi trường, khả năng mở rộng sản xuất chè đông. Bộ câu hỏi điều tra là cơ sở cho việc phỏng vấn nông hộ, bao gồm các câu hỏi đóng và mở. Các câu hỏi điều tra này đã được thử nghiệm và chỉnh sửa trước khi áp dụng chính thức.
- Chọn hộ phỏng vấn: Chúng tôi chọn 2 xã có diện tích chè lớn của huyện để phỏng vấn. Các hộ được chọn để phỏng vấn bao gồm các hộ trực tiếp tham gia sản xuất chè đông. Chọn ngẫu nhiên 30 hộ đại diện cho 4 phía đông, tây, nam, bắc của xã Nga Quán và xã Hưng Khánh.
- Tiến hành điều tra: Trong quá trình điều tra đã sử dụng các kỹ năng phỏng vấn của PRA, đặc biệt kỹ năng phỏng vấn bán cấu trúc với các câu hỏi mở rộng trong bộ câu hỏi để tìm các thông tin đầy đủ hơn, kết hợp điều tra quan sát thực địa. Thời điểm điều tra vào khoảng thời gian người dân đang sản xuất chè vụ đông.
- Tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên kết quả phân tích số liệu điều tra trên phần mềm Excel.
3.4.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đông tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
* Thí nghiệm 1: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm tới năng suất chè đông và chất lượng đất”.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 50 m2
Công thức 1: Đối chứng (không tưới, không tủ). Công thức 2: Tưới nước 600- 650m3
Công thức 3: Tủ (rơm rạ, thân cây ngô) với lượng 30 tấn/ha kết hợp làm đất trước khi tủ.
Công thức 4: Tủ bằng cỏ dại tổng hợp (cây chó đẻ, cỏ lào, sim, mua...) với lượng 30 tấn/ha.
Công thức 5: Tủ rơm (30 tấn/ha) + Tưới 50% nước của công thức 2.
Công thức 6: Tủ rơm (30 tấn/ha) + tưới 50% nước như công thức 2 kết hợp làm đất trước khi tủ.
Ghi chú: Tưới nước theo phương pháp tưới phun mưa
Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ I 1 5 4 2 3 6 II 3 6 1 5 2 4 III 2 4 3 6 1 5 Dải bảo vệ
* Thí nghiệm 2: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tưới kết hợp với 05 mức bón phân đạm tới năng suất chè đông”.
1. Không tưới + 05 mức bón đạm khác nhau (0 kg N/ha/lứa; 25 kg N/ha/lứa; 50 kg N/ha/lứa; 75kgN/ha/lứa; 100 kg N/ha/lứa) với nền (18 kg P205/ha/vụ + 19 kg K20/ha/lứa).
2. Tưới nước (600- 650m3
/ha/tháng) + 05 mức bón đạm khác nhau (0 kg N/ha/lứa; 25 kg N/ha/lứa; 50 kg N/ha/lứa; 75kg N/ha/lứa; 100 kg N/ha/lứa) với nền (18 kg P205/ha/vụ + 19 kg K20/ha/lứa).
Gồm các công thức sau:
1. Công thức T0N0: Bón 0 kgN/ha/lứa + Nền phân bón. 2. Công thức T0N1: Bón 25 kgN/ha/lứa + Nền phân bón. 3. Công thức T0N2: Bón 50 kgN/ha/lứa + Nền phân bón. 4. Công thức T : Bón 75kgN/ha/lứa + Nền phân bón.
5. Công thức T0N4: Bón 100kgN/ha/lứa + Nền phân bón.
6. Công thức T1N0: Bón 0 kg N + Nền phân bón + Tưới 600 – 650 m3/ha/tháng
7. Công thức T1N1: Bón 25 kg N + Nền phân bón + Tưới 600 – 650 m3/ha/tháng
8. Công thức T1N2: Bón 50 kg N+ Nền phân bón + Tưới 600 – 650 m3/ha/tháng.
9. Công thức T1N3: Bón 75 kg N + Nền phân bón + Tưới 600 – 650 m3/ha/tháng
10. Công thức T1N4 Bón 100 kg N+ Nền phân bón + Tưới 600 – 650 m3/ha/tháng.
Ghi chú: T0: Không tưới.
T1: Có tưới (Với lượng 600 – 650m3/ha/tháng, tưới bằng vòi nhựa cầm tay)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ T0N0 T1N1 T0N2 T1N3 T0N4 T1N2 Dải bảo vệ T0N1 T1N2 T0N3 T1N4 T0N0 T1N3 T0N2 T1N3 T0N4 T1N0 T0N1 T1N4 T0N3 T1N4 T0N0 T1N1 T0N2 T1N0 T0N4 T1N0 T0N1 T1N2 T0N3 T1N1 I II III Dải bảo vệ
Thí nghiệm 2 nhân tố bố trí theo kiểu ô chính ô phụ với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 50 m2
. * Xác định điểm theo dõi
Chúng tôi tiến hành điều tra theo lứa hái. Tại mỗi công thức xác định 5 vị trí theo đường chéo góc.
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi
a. Chỉ tiêu năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và hiệu quả kinh tế.
* Các yếu tố cấu thành năng suất.
- Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung vuông 25 x 25cm, tính số vết hái trong khung ở các vị trí giữa tán, rìa tán, lấy trị số trung bình và quy ra số búp/m2
, theo dõi theo lứa hái.
- Trọng lượng búp (1 tôm hai lá): Hái ngẫu nhiên 100 búp đủ tiêu chuẩn theo 5 điểm ở mỗi công thức, đem cân trên cân kỹ thuật, lấy trị số trung bình, rồi quy ra trọng lượng của 1 búp, theo dõi theo lứa hái.
- Tỷ lệ búp có tôm (%): Cân ngẫu nhiên 100 gam chè búp tươi, đếm tổng số búp, số búp có tôm, rồi quy ra % búp có tôm, theo dõi theo lứa hái.
Số búp có tôm
Tỷ lệ búp có tôm (%) = x 100
Tổng số búp * Năng suất:
- Theo dõi năng suất thực thu trên các ô thí nghiệm ở từng lứa hái rồi quy ra tạ búp tươi/ha.
- Theo dõi số lứa hái trên các thí nghiệm trong vụ đông xuân. * Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế.
Lãi thuần = Tổng thu qua các lứa – tổng chi cho các lứa.
b. Chỉ tiêu chất lượng đất.
Thí nghiệm 1: Tiến hành phân tích * Chỉ tiêu hóa tính đất.
Tiến hành lấy đất ở độ sâu 0- 20cm, theo 5 điểm trên mỗi ô thí nghiệm, sau đó trộn đều để phân tích các chỉ tiêu hóa tính đất. Lấy mẫu đất thành 2 đợt vào tháng 9 năm 2009 và tháng 4 năm 2010.
- Phân tích đất sẽ được tiến hành tại Viện khoa học sự sống, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
+ Xác định mùn tổng số trên máy theo TCVN 7598-2007.
+ Xác định hàm lượng đạm dễ tiêu theo phương pháp Chiurin-Cononova. + Xác định hàm lượng vật chất khô theo TCVN 4326-2001
* Chỉ tiêu lý tính đất.
Mẫu đất được lấy theo phương pháp ống đóng, ở độ sâu 0- 20 cm.
- Ẩm độ đất: Lấy mẫu đất để xác định ẩm độ theo định kỳ 2 tuần/lần. Lấy mẫu trước khi tưới nước, cân lượng mẫu đất được lấy ở các công thức thí nghiệm, đem xấy khô, cân mẫu đất đã xấy khô rồi tính lượng nước đã mất đi và quy ra % ẩm độ.
- Dung trọng và độ xốp: Lấy mẫu đất tại 2 thời điểm trước và sau thí nghiệm. Dùng ống kim loại cao 20 cm đóng lấy mẫu đất và cân mẫu đất ướt. rồi đem xây khô -> sau đó cân mẫu xấy khô. Dung trọng , độ xốp đất được tính theo công thức sau:
d = M V
P(%) = 1 - d D
Thí nghiệm 2: Tiến hành phân tích * Chỉ tiêu hóa tính đất:
+ Xác định mùn tổng số trên máy theo TCVN 7598-2007.
+ Xác định hàm lượng đạm dễ tiêu theo phương pháp Chiurin-Cononova. + Xác định hàm lượng vật chất khô theo TCVN 4326-2001
* Chỉ tiêu vi sinh vật đất: Tại mỗi công thức đào 3 hố với kích thước 40 x 40 x 40cm, đếm số giun đất, kiến có trong đó và quy ra số con/m3
.
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp, xử lý, vẽ đồ thị, biểu đồ trên phần mềm Excel. Số liệu được xử lý theo chương trình xử lý thông kê trên phầm mềm IRRISTAT 5.0
Trong đó:
d. dung trọng đất (gam/cm3 ) M. khối lượng ống đất khô (gam) V. thể tích ống đất (cm3
) P. độ xốp đất (%)
D. tỷ trọng đất (gam/cm3 )
CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Trấn Yên
4.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Trấn Yên là huyện miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái, tổng diện tích tự nhiên là 62.859,54 ha, bao gồm 22 đơn vị hành chính trực thuộc (21 xã và thị trấn Cổ Phúc). Thị trấn huyện lỵ cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Đông Nam, địa dư của huyện được xác định trong toạ độ địa lý từ 104042’00” đến 104052’00” kinh độ Đông và từ 210
31’30” đến 210
52’30” vĩ độ Bắc . Địa giới hành chính huyện Trấn Yên:
Phía Bắc giáp huyện Văn Yên và huyện Yên Bình. Phía Nam giáp huyện Văn Chấn.
Phía Đông giáp huyện Yên Bình, thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái và huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ.
Phía Tây giáp huyện Văn Chấn, Văn Yên.
Thị trấn Cổ Phúc là trung tâm kinh tế xã hội, khoa học, kỹ thuật, chính trị, văn hóa của huyện Trấn Yên.
Với vị trí địa lý như vậy, huyện Trấn Yên rất có lợi thế trong việc giao lưu, lưu thông với các huyện trong và ngoài tỉnh và các tỉnh bạn theo đường bộ, đường sắt, đường sông; trong tương lai còn có đường hàng không rất thuận lợi cho việc tiếp nhận các thông tin kinh tế, xã hội, các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong và ngoài nước. Những thuận lợi đó tạo cho huyện Trấn Yên có khả năng phát triển kinh tế mạnh mẽ trong tương lai.
4.1.2. Địa hình
Trấn Yên nằm ở phần cực Bắc của vùng đồi, địa hình chuyển tiếp giữa trung du và vùng núi, có các kiểu địa hình sau:
- Kiểu thung lũng sông Hồng (thung lũng đồi trung du phù sa ven sông) với các nét đặc trưng là các dải đất phù sa hai bên bờ sông không liên tục với các kiểu
bậc thềm khác nhau, trên bậc thềm là các đồi bát úp, những dãy đồi làn sóng trong từng khu vực.
- Thung lũng ngòi là kiểu địa hình đặc trưng của những đường trũng ngòi giữa các vùng đồi núi.
Trấn Yên có địa hình cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam đến Bắc, nơi thấp nhất nằm tại xã Minh Quân, có độ cao là 20m, nơi cao nhất tại xã Hồng Ca (là đỉnh núi Ngòi Lâu con), cao 1637m so với mực nước biển.
Những nét đặc trưng của địa hình huyện Trấn Yên:
Các xã phía Nam có địa hình phần lớn là đồi bát úp, đỉnh bằng, sườn thoải, thuận tiện cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp. Các xã nằm dưới chân núi Con Voi và dãy núi Pú Luông có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, núi đồi xen lẫn với thung lũng sâu, có độ dốc lớn nên gây ra nhiều trở ngại cho đi lại và lưu thông kinh tế; vùng này phù hợp với nghề rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
4.1.3. Đất đai và thổ nhưỡng
Theo các tài liệu điều tra nông hóa thổ nhưỡng những năm 1963 – 1964 và 1972 – 1973, đất đai huyện Trấn Yên chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá Gơnai, đá Phiến thạch, Sa thạch, đá Trầm tích, gồm các loại đá như sau:
- Đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch, tầng đất dày, đất thịt trung bình, chiếm 22.200 ha
- Đất Feralit phát triển trên đá Gơnai, tầng đất dày, đất thịt trung bình, chiếm khoảng 25.500 ha
- Đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch, thành phần cơ giới trung bình, diện tích khoảng 1.950 ha
Đất Feralit biến đổi trồng lúa có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình với tổng diện tích khoảng 9.750 ha
Đất đai huyện Trấn Yên chiếm tới 60% diện tích đất tự nhiên, có độ dốc > 250 phù hợp cho phát triển lâm nghiệp.
Bảng 4.01. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của huyện Trấn Yên năm 2008 (tính đến ngày31/12/2008) Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích tự nhiên 62.859,54 100 1 Đất nông nghiệp NNP 57.149,35
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8.358,08 12,30
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.915,26 6,23
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.964,88 4,72
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 24,50 0,04 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 925,88 1,47 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.442,82 7,07
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 48.550,59 77,24 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 29.313,09 46,63 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 19.237,50 30,60 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 232,73 0,37 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 8 0,01
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.168,05 6,63
2.1 Đất ở OTC 445,03 0,71
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 421,79 0,67
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 23,24 0,04
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.653,58 2,63
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS 19,86 0,03
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 307,90 0,49
2.2.3 Đất an ninh CAN 68,60 0,11
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK 74,79 0,12
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.182,43 1,88
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,53 0,0024
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 52,57 0,08
2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
SMN 2.011,77 3,20
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,57 0,01
3 Đất chƣa sử dụng CSD 1.542,14 2,45
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 10,47 0,02