Tình hình sản xuất chè của tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái (Trang 31 - 34)

Cùng với sự phát triển trong các lĩnh vực Nông lâm nghiệp và cơ sở hạ tầng nông thôn, ngành chè tỉnh Yên Bái có bước phát triển khá. Thực hiện quy hoạch và định hướng của tỉnh, với những biện pháp chỉ đạo cụ thể, ngành chè Yên Bái đã phát triển toàn diện cả ba lĩnh vực: Trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất chè đã thu được kết quả nhất định, đời sống người làm chè từng bước ổn định và phát triển.

Đến nay diện tích chè được phân thành 2 vùng nguyên liệu cho chế biến chè đen và cho chế biến chè xanh, cụ thể như sau:

Vùng sản xuất chè đen: 7.978 ha, trong đó có 7.388 ha chè hiện nay đang sinh trưởng khá, cần tập trung chăm sóc thâm canh để đạt năng suất trên 100 tạ/ha; 590 ha diện tích phải phá đi trồng thay thế do mật độ thưa, năng suất thấp.

Vùng sản xuất chè xanh 5.022 ha: vùng cao 3.600 ha (diện tích tập trung mật độ cao 752 ha, diện tích trồng mật độ 3.000 cây/ha là 2.848 ha); vùng thấp là 1.422 ha

Tính đến hết năm 2009, tổng diện tích chè của tỉnh Yên Bái là 12.034,7 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 11.093,7 ha.

Năng suất năm 2009 đạt 72,9 tạ/ha với sản lượng đạt 80.812 tấn. Năm 2010 dự ước 75,7 tạ/ha, sản lượng dự ước đạt 85.000 tấn. Chè Yên Bái trong những năm gần đây đã chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm thông qua dự án: “Nâng cao

chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học – QSEAT”

Bảng 2.06. Tình hình sản xuất chè tại Yên Bái Chỉ tiêu Năm Tổng diện tích (ha) Tổng diện tích chè kinh doanh (ha) Năng suất chè (tạ/ha) Sản lƣợng chè búp (tấn) 2000 10.379 7.879 50,7 40.000 2001 11.409 8.853 50,8 45.000 2002 12.006 9.612 54,1 52.005 2003 12.252 10.012 49,9 50.006 2004 12.205 10.137 54,3 55.037 2005 12.290 10.280 58,8 60.446 2006 12.396 10.588 61,6 65.182 2007 12.516 10.671 65,7 70.072 2008 12.639 10.855 69,1 75.054 2009 12.035 11.093 72,9 80.812

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2009) [4]

Năng suất chè của Yên Bái không ngừng tăng lên do người dân được nâng cao về kiến thức trồng và chăm sóc chè. Năm 2000 năng suất chè chỉ đạt 50,8 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi là 40.000 tấn. Đến năm 2009 năng suất chè đã tăng lên 72,9 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 80.812 tấn.

Sản xuất chè 7 tháng đầu năm 2010 có những thuận lợi: Được sự quan tâm sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, Ngành. Tỉnh duy trì hỗ trợ thông qua nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp; Hỗ trợ phủ lãi xuất các hộ trồng chè; Hỗ trợ 100% giống chè trồng kế hoạch năm 2010; Hỗ trợ đổi mới công nghệ; Khuyến công và đào tạo nghề, xúc tiến thương mại.

Tuy nhiên sản xuất 7 tháng qua cũng gặp nhiều khó khăn: Hạn hán khu vực phía tây và tình trạng mất điện giai đoạn đầu vụ sản xuất ảnh hưởng đến sản xuất, chất lượng nguyên liệu thu hái phần lớn chưa đảm bảo yêu cầu.

Đến nay, điều kiện thời tiết đã khá thuận lợi (mưa nhiều và rải đều) nên chè sinh trưởng phát triển tốt và tình trạng mất điện đã được khắc phục nên sản xuất chè ổn định đã đạt được một số kết quả sau:

Sản xuất chè búp tươi ước đạt gần 50.000 tấn. Giá chè thu mua từ 2.800 – 3500 đồng/kg, chè nhập nội, chè Shan 5.000 – 6000 đồng/kg; Chế biến đạt trên 9.000 tấn chè các loại, một số đơn vị chế biến đạt 60 – 70% kế hoạch.

* Về chế biến chè:

Hiện nay Yên Bái có 93 doanh nghiệp, đơn vị, công ty, hợp tác xã, cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh chế biến chè, với tổng công suất chế biến 965 tấn chè búp tươi/ngày (chỉ tính các cơ sở chế biến có công suất từ 3 tấn trở lên), cụ thể: Doanh nghiệp trung ương: 4; Doanh nghiệp tư nhân, Trách nhiệm hữu hạn: 46; Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài: 2; Hợp tác xã, cơ sở chế biến: 37

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hàng trăm cơ sở chế biến thủ công bằng máy quay tay (bom sấy chè) trong những ngày vào vụ cũng tiêu thụ từ 100 đến 300 kg chè tươi mỗi ngày. Theo tính toàn sơ bộ sản lượng chè búp tươi đáp ứng trên 1 ngày sản xuất mới đạt trên 350 tấn, như vậy công suất chế biến của các nhà máy đã quá 2 lần khả năng cung cấp nguyên liệu.

Năm 2009 sản lượng chè búp tươi sản xuất đạt 80.812 tấn, chế biến đạt 18.460 tấn, trong đó chế biến chè đen OTD đạt 14.230 tấn, chè đen CTC 2.100 tấn, chè xanh 2.130 tấn. Xuất khẩu trực tiếp và ủy thác 1.017 tấn, đạt giá trị 1.257,8 nghìn USD [32].

* Về tiêu thụ sản phẩm chè:

Hiện tại chủ yếu sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh được tiêu thụ chủ yếu thông qua Tổng công ty chè Việt Nam, Hiệp hội chè và các đơn vị trung gian, việc xuất khẩu trực tiếp và ủy thác còn ở mức thấp (khoảng trên 1.000 tấn/năm). Tuy sản phẩm chè của tỉnh được tiêu thụ hết, song thiếu sức cạnh tranh trên thị trường và việc tìm kiếm mở rộng mới thị trường tiêu thụ còn hạn chế.

Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại, tìm thị trường tiêu thụ chè, thông qua việc hỗ trợ kinh phí tham gia các

hội chợ chè trong nước, quảng bá sản phẩm chè ở nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu được khối lượng lớn, hoặc ký kết được hợp đồng xuất khẩu lâu dài được khen thưởng. Đã tổ chức các doanh nghiệp tham dự hội chợ Việt Trung; Hội chợ Trung Việt; Hội chợ EXPO thành phố Hồ Chí Minh; Hội chợ Sầm Sơn; Lễ hội văn hóa Trà Hà Giang; khảo sát thị trường Trung Quốc, Đài Loan.

* Về cơ chế chính sách, đầu tư và chỉ đạo sản xuất:

Tổng kinh phí hỗ trợ sản xuất chè năm 2006 – 2009 là: 16,184 tỷ đồng. Trong đó: Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho chương trình trồng mới và trồng cải tạo thay thế chè cũ, chi phí quản lý đào tạo, xây dựng vườn ươm, hỗ trợ phủ lãi xuất trồng mới chè: 14.800 triệu đồng; Hỗ trợ đổi mới thiết bị, công nghệ: 1.310 triệu đồng (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương); Hỗ trợ xúc tiến thương mại (xây dựng thương hiệu: 6 đơn vị, Xây dựng Website: 1 đơn vị; Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: 1 đơn vị): 136 triệu đồng; Hỗ trợ đào tạo nghề: 336 triệu đồng; Hỗ trợ cho sản phẩm xuất khẩu chè trực tiếp: 110 triệu đồng; Hỗ trợ lãi suất tiền vay đối với sản phẩm chè: 802 triệu đồng

* Về cơ cấu giống chè:

Cơ cấu giống: Chè Shan 2.850 ha chiếm 22,5% tổng diện tích chè toàn tỉnh; Chè lai LDP 1.555 ha chiếm 12,3% tổng diện tích chè toàn tỉnh; Chè nhập nội 1.630 ha chiếm 12,8 % tổng diện tích chè của tỉnh; Chè trung du 6.000 ha chiếm 47,5% tổng diện tích chè của tỉnh. Từ năm 2006 – 2010 đã tổ chức giâm ươm 53 triệu bầu giống chè các loại, trồng mới, trồng thay thế chè cũ đạt 2.326,3 ha [32].

* Mục tiêu sản xuất chè giai đoạn năm 2011 đến 2015:

Tổng diện tích chè năm 2015 ổn định ở mức 12.500 ha (diện tích giảm do điều chỉnh diện tích chè vùng cao); Năng suất chè búp tươi đạt 85 tạ trở lên; Sản lượng chè búp tươi đạt 110.000 tấn/năm trở lên; Trồng cải tạo, thay thế chè cũ 1.000 ha bằng các giống chè tiến bộ; Sản phẩm chè chế biến các loại đạt từ 22 – 24 ngàn tấn, trong đó sản phẩm chè xanh đạt 30%, sản phẩm chè đen 70% [32].

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)