Những nghiên cứu về cây chè trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái (Trang 41 - 43)

2.5.1.1. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây chè

Chè là cây lâu năm, có hai chu kỳ phát triển là chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.

Chu kỳ phát triển nhỏ là chu kỳ phát triển hàng năm của cây chè. Hàng năm vào mùa đông, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nhiệt độ thấp, khô hạn… cây chè sinh trưởng và phát triển chậm dần và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp hơn 100

C. Cây chè sinh trưởng trở lại khi nhiệt độ và ẩm độ tăng dần.

Chu kỳ phát triển lớn hay còn gọi là chu kỳ phát dục cá thể của cây, bao gồm cả đời sống cây chè, được tính từ khi ra hoa chè được thụ phấn, hình thành hạt, mọc thành cây, qua nhiều năm sinh trưởng phát triển đến khi già cỗi và chết. Chu kỳ này thường kéo dài 30- 50 năm, có khi tới hàng trăm năm.

Các tác giả đã chia chu kỳ phát triển của cây chè ra làm 5 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt) được tính từ khi hoa được thụ phấn, hình thành hạt và quả chín.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn cây con tính từ khi hạt nảy mầm mọc thành cây cho đến khi cây ra hoa kết quả lần đầu tiên.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn cây non được tính từ khi cây ra hoa đầu tiên cho tới khi cây có bộ khung ổn định (từ năm thứ 2 – 3 đến năm thứ 4 sau trồng).

- Giai đoạn 4: Giai đoạn chè lớn (giai đoạn kinh doanh sản xuất) thời kỳ này kéo dài 20- 30 năm có khi tới 50- 60 năm phụ thuộc vào điều kiện giống, đất đai và điều kiện canh tác.

- Giai đoạn 5: Giai đoạn chè già, giai đoạn này cây chè đã trải qua thời kỳ kinh doanh sản xuất, cây chè có biểu hiện già cỗi, năng xuất giảm nhanh chóng.

Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn người ta xây dựng các biện pháp kỹ thuật khác nhau nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, phát huy hết tiềm năng của giống. Do đó việc đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống chè trong vùng sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.

- Nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trưởng của cây chè M.A.Alidatde (1964) cho rằng: Khi trên búp chè có 5 lá thì ở nách các lá thứ nhất, thứ hai đã có những mầm nách; khi lá thứ 6 xuất hiện thì trên búp chè có mầm nách thứ ba, khi lá thứ 7 xuất hiện thì trên búp chè có mầm nách thứ tư…, ông cho rằng khi mầm chè qua đông hai lá đầu tiên bao bọc mầm chè là lá vảy ốc, tiếp theo là lá cá. Các mầm nách của lá thứ tư và lá thứ năm của đợt sinh trưởng thứ nhất sẽ phát triển thành búp của đợt sinh trưởng thứ hai (theo Djemukhatde- 1976) [5].

- Nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè của các tác giả K.E.Bakhơtatde (1971), KMDjemukhatde (1976) cho rằng: Sự sinh trưởng của búp chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Ở những nước có mùa đông rõ rệt, búp chè sẽ ngừng sinh trưởng vào mùa đông và nó được phục hồi vào thời kỳ ấm lên. Ngược lại ở những nước nhiệt đới (quần đảo Giava, Srilanca hay nam Ấn Độ) búp chè sinh trưởng liên tục, thời vụ thu hoạch búp chè kéo dài quanh năm [5].

- Nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè trong điều kiện có đốn và không đốn Djemukhatde (1976) đã chỉ ra rằng: Trong điều kiện để giống không đốn thì

các mầm chè phân hóa trong vụ thu, vụ đông sẽ hình thành búp trong vụ xuân. Trong khi đó ở nương chè có đốn thì sự phân hóa mầm chè chủ yếu được tiến hành trong vụ xuân.

Tác giả Djemukhatde còn cho thấy: Ở những nương chè hái búp, có đốn sự sinh trưởng bắt đầu muộn hơn một số ngày so với những nương chè để giống hoặc không đốn [5].

- Nghiên cứu quan hệ giữa búp chè và năng suất, K.E.Bakhơtatde (1948) cho thấy: Tương quan giữa số lượng búp trên một đơn vị diện tích và năng suất là tương quan chặt: r = 0,965  0,004.

- Nghiên cứu quan hệ giữa lá chè và năng suất chè, K.E.Bakhơtatde (1948) đã đề ra các chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè như sau: màu sắc lá, kích lá, cấu tạo giải phẫu lá…

- Cũng nghiên cứu về lá I.G Kerkatde (1980) cho rằng: Lá có màu vàng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, lá có màu cà phê sáng đặc trưng cho các chỉ tiêu sinh lý có hại.

- Nghiên cứu về hình dạng lá chè dựa trên góc nghiêng của lá I.G Kerkatde còn cho rằng: Góc lá tối ưu cho cường độ quang hợp là 450

.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)