Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái (Trang 38 - 150)

*Dinh dưỡng đạm đối với chè:

Đối với cây lấy lá nói chung và cây chè nói riêng thì dinh dưỡng đạm là yếu tố quan trọng có tương quan chặt chẽ đến năng suất, bón đạm thúc đẩy sự phát triển của cây, giúp cho búp, lá phát triển, lá to xanh, quang hợp tốt dẫn đến năng suất, sản lượng chè tăng.

Các thí nghiệm tại Trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: Bón đạm làm tăng năng suất từ 2 – 2,5 lần so với đối chứng không bón [17].

Về phẩm chất: Các tài liệu Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đều cho rằng bón N không hợp lý (bón quá nhiều hoặc bón đơn độc) làm giảm phẩm chất chè, đặc biệt là sản xuất chè đen. Bón quá nhiều N làm cho hàm lượng tanin, cafein giảm, protein tăng, hàm lượng ancaloit tăng, chè có vị đắng [17].

Theo dõi của Assam thấy rằng hiệu lực của đạm tăng đều đặn theo thời gian, hiệu suất 1 kg đạm của lần 1,2, 3, 4 lần lượt là 2, 4, 6, 8 kg chè khô. Ở Đông Phi

cho thấy: Hiệu suất của 1 kg đạm là 4 – 8 kg chè khô, nếu hiệu suất là < 4 kg chè khô/1 kg đạm thì đã xuất hiện một yếu tố nào khác là lân hay kali.

Theo M.L.Bziava (1973) liều lượng bón đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt được năng suất 10 tấn/ha thì bón 200 kg N là hiệu quả nhất [17].

* Dinh dưỡng kali đối với cây chè

Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng khả năng hoạt động của các men, tăng sự tích lũy gluxit, các axitamin và khả năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất lượng búp chè, làm tăng khả năng chống bệnh, chịu rét cho chè.

Thiếu kali rìa lá có vết nâu, búp nhỏ, lá nhỏ, rụng lá nhiều. Ở những nương chè mới trồng, phân bón kali thường có hiệu quả thấp vì trong đất hàm lượng kali còn cao (khoảng 20 – 25 mg K2O/100g đất) còn đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây [17].

Về chất lượng chè, kali lại ảnh hưởng rất rõ đến chất lượng chè, theo AD.Makharobitze (1948) cho thấy: Phẩm chất trong các công thức được xếp theo thứ tự P, K, N và sau cùng là phân bón.

Quy trình bón phân cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam năm 1988 quy định: Năng suất đạt 60 - 100 tạ/ha, bón 80 - 100 kg K2O/ha, năng suất > 100 tạ/ha bón 100 - 120 K2O/ha [17].

* Dinh dưỡng lân đối với cây chè

Theo Enden (1958), trong búp non của chè có 1,5% P205. Lân tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trò quan trọng trong việc tích luỹ năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét và chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm và có vết nâu hai bên gân chính, búp nhỏ, năng suất thấp [17].

Các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô, Việt Nam và nhiều nước khác cho thấy: Bón lân làm tăng năng suất chè rõ rệt, đặc biệt bón lân trên nền N, K. Đất mà thiếu N, K cũng làm giảm hiệu quả của phân lân đối với chè. Điều đáng chú ý là bón lân

có hiệu quả phải tương đối dài, thậm chí đến 20 – 25 năm sau. Theo nghiên cứu của F.Hurisa (Liên Xô) thì hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón lân và liều lượng 120 – 960 kg/ha trên nền N, K tăng sản lượng búp 5 – 30% so với đối chứng chỉ bón N, K song hiệu quả tăng, sản lượng bình quân 21 năm về sau là 60 – 78% [17].

Kết quả sơ bộ thí nghiệm 10 năm bón N,P,K cho chè của trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: Trên cơ sở bón 100 N/ha, 50 P2O5/ha trong từng năm không có chênh lệch đáng kể về năng suất nhưng từ năm thứ 7 trở đi thì bội thu do phân bón là rất rõ rệt và chắc chắn, bình quân 10 năm 1 kg P2O5 làm tăng được 3,5 kg chè búp tươi [17].

Kết quả nghiên cứu của Curxanop (1954) và T.C.Migaloblisvili (1966) ở Liên Xô đã khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng Catechin trong búp chè có lợi cho chất lượng chè.

Trong đất nếu hàm lượng P2O5 là 30 – 32 mg/100g đất thì cây chè sinh trưởng bình thường, nếu là 10 – 12 mg/100g đất thì thiếu lân.

Quy trình bón P2O5 của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam 1988 quy định 5 năm bón P2O5 1 lần với liều lượng 100 kg/ha bón kết hợp với phân chuồng sau khi đốn, bón sâu khoảng 20 – 30 cm [17].

* Phân bón hữu cơ cho chè

Đối với chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật học trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất.

Tuy vậy việc sử dụng phân hữu cơ cho chè ít được quan tâm, nhất là đối với vùng miền núi do địa hình khó vận chuyển, nguồn phân hữu cơ còn hạn chế, người dân không biết kỹ thuật chế biến phân xanh ủ phân hữu cơ tại chỗ. Bón phân hữu cơ cho chè có hiệu quả và cần thiết nhất là khi cây chè còn nhỏ và khi gieo trồng. Do đó khi gieo trồng chè nhất thiết phải bón đầy đủ lượng phân hữu cơ hoặc trồng xen với các loại cây họ đậu làm tăng lượng chất hữu cơ cho đất

Theo kết quả nghiên cứu của Viện chè Phú Hộ cho thấy việc bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ thì năng suất chè sẽ tăng 30 – 32% so với sử dụng riêng rẽ phân vô cơ [5].

Theo quy trình bón phân hữu cơ cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam quy định: Đối với chè kinh doanh 3 năm bón một lần với lượng 20 – 30 tấn/ha kết hợp với phân lân [17].

Bón phân trả lại cho đất các chất dinh dưỡng mà cây đã lấy đi là rất quan trọng và cần thiết. Muốn bón phân hiệu quả thì phải bón phân đúng nguyên tắc như: Bón theo tuổi và năng suất cây; Bón cân đối các yếu tố N, P, K, bón bổ sung phân trung lượng và vi lượng khi cần thiết; Bón đúng lúc và đúng cách, đúng đối tượng, bón lót đầy đủ, bón thúc kịp thời; tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu mà quy định lượng phân, tỷ lệ bón cho thích hợp.

2.5. Nghiên cứu chè trên thế giới và trong nƣớc

2.5.1. Những nghiên cứu về cây chè trên thế giới

2.5.1.1. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây chè

Chè là cây lâu năm, có hai chu kỳ phát triển là chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.

Chu kỳ phát triển nhỏ là chu kỳ phát triển hàng năm của cây chè. Hàng năm vào mùa đông, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nhiệt độ thấp, khô hạn… cây chè sinh trưởng và phát triển chậm dần và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp hơn 100

C. Cây chè sinh trưởng trở lại khi nhiệt độ và ẩm độ tăng dần.

Chu kỳ phát triển lớn hay còn gọi là chu kỳ phát dục cá thể của cây, bao gồm cả đời sống cây chè, được tính từ khi ra hoa chè được thụ phấn, hình thành hạt, mọc thành cây, qua nhiều năm sinh trưởng phát triển đến khi già cỗi và chết. Chu kỳ này thường kéo dài 30- 50 năm, có khi tới hàng trăm năm.

Các tác giả đã chia chu kỳ phát triển của cây chè ra làm 5 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn phôi thai (giai đoạn hạt) được tính từ khi hoa được thụ phấn, hình thành hạt và quả chín.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn cây con tính từ khi hạt nảy mầm mọc thành cây cho đến khi cây ra hoa kết quả lần đầu tiên.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn cây non được tính từ khi cây ra hoa đầu tiên cho tới khi cây có bộ khung ổn định (từ năm thứ 2 – 3 đến năm thứ 4 sau trồng).

- Giai đoạn 4: Giai đoạn chè lớn (giai đoạn kinh doanh sản xuất) thời kỳ này kéo dài 20- 30 năm có khi tới 50- 60 năm phụ thuộc vào điều kiện giống, đất đai và điều kiện canh tác.

- Giai đoạn 5: Giai đoạn chè già, giai đoạn này cây chè đã trải qua thời kỳ kinh doanh sản xuất, cây chè có biểu hiện già cỗi, năng xuất giảm nhanh chóng.

Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn người ta xây dựng các biện pháp kỹ thuật khác nhau nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, phát huy hết tiềm năng của giống. Do đó việc đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống chè trong vùng sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.

- Nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trưởng của cây chè M.A.Alidatde (1964) cho rằng: Khi trên búp chè có 5 lá thì ở nách các lá thứ nhất, thứ hai đã có những mầm nách; khi lá thứ 6 xuất hiện thì trên búp chè có mầm nách thứ ba, khi lá thứ 7 xuất hiện thì trên búp chè có mầm nách thứ tư…, ông cho rằng khi mầm chè qua đông hai lá đầu tiên bao bọc mầm chè là lá vảy ốc, tiếp theo là lá cá. Các mầm nách của lá thứ tư và lá thứ năm của đợt sinh trưởng thứ nhất sẽ phát triển thành búp của đợt sinh trưởng thứ hai (theo Djemukhatde- 1976) [5].

- Nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè của các tác giả K.E.Bakhơtatde (1971), KMDjemukhatde (1976) cho rằng: Sự sinh trưởng của búp chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Ở những nước có mùa đông rõ rệt, búp chè sẽ ngừng sinh trưởng vào mùa đông và nó được phục hồi vào thời kỳ ấm lên. Ngược lại ở những nước nhiệt đới (quần đảo Giava, Srilanca hay nam Ấn Độ) búp chè sinh trưởng liên tục, thời vụ thu hoạch búp chè kéo dài quanh năm [5].

- Nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè trong điều kiện có đốn và không đốn Djemukhatde (1976) đã chỉ ra rằng: Trong điều kiện để giống không đốn thì

các mầm chè phân hóa trong vụ thu, vụ đông sẽ hình thành búp trong vụ xuân. Trong khi đó ở nương chè có đốn thì sự phân hóa mầm chè chủ yếu được tiến hành trong vụ xuân.

Tác giả Djemukhatde còn cho thấy: Ở những nương chè hái búp, có đốn sự sinh trưởng bắt đầu muộn hơn một số ngày so với những nương chè để giống hoặc không đốn [5].

- Nghiên cứu quan hệ giữa búp chè và năng suất, K.E.Bakhơtatde (1948) cho thấy: Tương quan giữa số lượng búp trên một đơn vị diện tích và năng suất là tương quan chặt: r = 0,965  0,004.

- Nghiên cứu quan hệ giữa lá chè và năng suất chè, K.E.Bakhơtatde (1948) đã đề ra các chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè như sau: màu sắc lá, kích lá, cấu tạo giải phẫu lá…

- Cũng nghiên cứu về lá I.G Kerkatde (1980) cho rằng: Lá có màu vàng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, lá có màu cà phê sáng đặc trưng cho các chỉ tiêu sinh lý có hại.

- Nghiên cứu về hình dạng lá chè dựa trên góc nghiêng của lá I.G Kerkatde còn cho rằng: Góc lá tối ưu cho cường độ quang hợp là 450

.

2.5.1.2. Những kết quả nghiên cứu về đốn chè

Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè. Do vậy kỹ thuật đốn chè đã được nhiều nhà khoa học chú ý nghiên cứu.

- Tác giả J.J.B.Deus (1931) cho rằng: Với kỹ thuật đốn chè cần chú trọng dạng hình đốn và thao tác đốn. Để xác định dạng hình đốn cần hiểu kỹ hoạt động sinh lý của cây chè. Trong điều kiện sinh thái nhất định cần đặt kỹ thuật đốn chè trong mỗi hoạt động sinh lý hút nước, tổng hợp và vận chuyển nhựa trong cây. Tác giả còn cho rằng không thể cùng áp dụng một dạng đốn hay cùng một thời vụ đốn cho cây chè ở những vùng sinh thái khác nhau [22].

- Nghiên cứu ảnh hưởng của đốn đến cân bằng giữa các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất của cây chè các tác giả J.J.B.Deus (1931), Eden (1958) đều cho

rằng: Đốn chè là phá vỡ cân bằng giữa thân, lá và rễ, thúc đẩy hình thành một cân bằng mới sau đốn. Nếu ta không tạo cho cây chè một cần bằng mới sau đốn thì cây chè sẽ cho búp kém.

- Các kết quả nghiên cứu về loại hình đốn cho thấy: Ở Liên Xô cũ, Trung Quốc trong điều kiện lạnh thường đốn dạng mâm xôi; ở các nước sứ nóng như Ấn Độ, Srilanca, Châu Phi thường sử dụng dạng đốn xiên. Ở Zaia khi đốn người ta thường để lại một cành vượt giữ cho cây chè không bị chết [29].

2.5.1.3. Những kết quả nghiên cứu về giống chè

Chè là cây lâu năm, giống chè tốt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sản xuất. Do đó việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất đã được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm.

Năm 1905, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên trên thế giới được thành lập trên đảo Java. Đến năm 1913 Cohen Stuart đã phân loại các nhóm chè dựa theo hình thái và chọn theo 7 bước gồm: Nghiên cứu vật liệu cơ bản; chọn hạt; lựa chọn trong vườn ươm; nhân giống hữu tính và vô tính; chọn dòng; lựa chọn tiếp tục khi thu hái búp ở các dòng chọn lọc; thử nghiệm thế hệ sau như thân, cành, lá, búp, hoa và quả.

Các nước phát triển chè mạnh đầu tư rất lớn cho việc chọn tạo giống mới: Ấn Độ từ những năm 50 của thế kỷ trước đã thành công trong việc chọn tạo ra 110 giống chè tốt trong đó có 102 giống nhân vô tính.

Trung Quốc, từ những năm 50- 60 của thế kỷ trước các tác giả đã đi sâu nghiên cứu và đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố hình thái của cây đối với sản lượng, chất lượng và tương quan giữa các chỉ tiêu đó đối với nhau, ngày nay đã xác định được 52 giống chè tốt, diện tích giống chè tốt chiếm 25% diện tích chè của cả nước.

Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanca và Trung Quốc đã lần lượt vận dụng kỹ thuật công nghệ sinh học cho chọn giống chè tốt, đồng thời triển khai dùng phôi non, là cành non, phấn hoa của cây chè bồi dưỡng thành một cây chè hoàn chỉnh.

Hiện nay cả thế giới có trên 1000 giống chè mới, trong đó các nước sản xuất chè chủ yếu đã chọn lọc và phổ biến rộng được hơn 400 giống [40].

2.5.1.4. Những kết quả nghiên cứu về tưới nước cho chè

- Các tác giả C.F.Kozopkin (1950), G.V Lê bê dep (1954, 1957), N.X Petinop; F.A kuliep (1965, 1969, 1976 và 1978) bằng nghiên cứu của mình đều cho rằng: Vùng cận nhiệt đới chỉ có thể trồng chè khi tưới nước đều đặn, các tác giả trên đều cho rằng: Tưới nước cho chè đã làm tăng thời gian thu hoạch búp, làm tăng chất lượng chè nguyên liệu (tăng tỷ lệ búp có tôm, giảm tỷ lệ búp mù xòe) [16].

- Theo A.A Imanova (1959), K.B Talakvatze (1959), V.P Gvaxalia, RV Voronxova (1975) và nhiều tác giả khác thì tưới nước làm cho búp chè non, mềm và từ đó làm tăng chất lượng chè nguyên liệu [16].

- Theo M.K.Daraselia (1989) thì tưới nước đã làm thay đổi điều kiện quang hợp, thay đổi hoạt tính các men trong rễ chè, kể cả men polifenol oxydaza là men có mặt trong việc tạo ra tanin trong chè. Cũng theo tác giả, hiện nay ở tây Grudia có khoảng 10% diện tích chè được tưới nước, trên 50% diện tích chè ở Adebaidan và 1/3 diện tích chè ở Krasnoda được tưới nước [16].

- M.Tamang (1978) cho biết ở Iran trong điều kiện lượng mưa từ 350- 650mm thì hiệu quả của tưới nước cao hơn cả phân bón. Tưới nước làm tăng sản lượng 35% trong khi đó bón phân chỉ làm tăng sản lượng 15% [16].

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái (Trang 38 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)