Những kết quả nghiên cứu về đất trồng chè

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái (Trang 50 - 51)

Cây rất cần đất vì đất là giá thể cho cây bám rễ để sinh sống. Đất là kho chứa thức ăn, nước cho cây hút hàng ngày, trong đất có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kali) là thức ăn cây lấy từ đất. Các nguyên tố trung lượng, vi lượng như Mg, Ca, Mo… cây cần rất ít nhưng không thể thiếu được. Nếu thiếu những nguyên tố này mặc dù đủ đạm, lân, kali thì cây vẫn bị bệnh mà chết, hoặc phát triển còi cọc không cho thu hoạch mà các nguyên tố này cũng được cung cấp từ đất.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, các cơ quan ngiên cứu như: Vụ quản lý ruộng đất, Viện nông hóa thổ nhưỡng đã tập trung vào nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chống sói mòn đất, bảo vệ đất dốc (Nguyễn Trọng Hà – 1962, Bùi Quang Toản – 1965, Bùi Ngạnh, Nguyễn Xuân Cát – 1970, 1980, Chu Đình Hoàng – 1976, Nguyễn Văn Tiễn – 1988, Thái Phiên với chương trình IBSRAM – 1990 – 1999, Nguyễn Thế Đặng – 1991 – 2000...) [6].

Theo Nguyễn Xuân Cự (2005) đất Việt Nam khá nghèo chất hữu cơ, các chất mùn trong đất có tính di động cao do axit mùn ở dạng tự do chiếm ưu thế trong thành phần chất mùn đất. Hàm lượng mùn liên kết với sắt nhôm và phân khoáng đất thường có giá trị lớn hơn so liên kết với canxi.

Theo Đặng Văn Minh (2005), Cacbon hữu cơ và đạm là yếu tố quan trọng trong đất, dễ bị thay đổi trong quá trình canh tác. Sự thay đổi đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng đặc biệt là khả năng hấp phụ cation, khả năng giữ ẩm, kết cấu đất [21].

Cũng theo tác giả Đặng Văn Minh (2005), kali và lưu huỳnh là những yếu tố dinh dưỡng cần thiết của cây trồng. Trong quá trình canh tác, ngoài việc sử dụng bởi cây trồng, các yếu tố này thường bị rửa trôi và xói mòn. Nghiên cứu này đã định lượng được sự thay đổi về hàm lượng kali và lưu huỳnh trong đất trồng chè trong thời gian canh tác và hiểu biết đầy đủ hơn các biến động nguyên tố dinh dưỡng [21]. Khi nghiên cứu tính chất lý học của đất trồng chè, Đặng Văn Minh còn cho thấy sự thay đổi thành phần cơ giới không đáng kể sau 40 năm canh tác chè. Ngược lại tính chât lý học khác như dung trọng, độ xốp, độ chặt, độ ẩm hữu hiệu và kết cấu đất đã thay đổi theo hướng tăng sự thoái hóa đất. Sự thay đổi về lý tính đất này diễn ra chủ yếu ở tầng đất mặt và giảm dần theo độ sâu, sự thay đổi các tính chất lý học này có thể đã góp phần làm giảm năng suất chè trong quá trình canh tác [22].

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)