Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái (Trang 28 - 30)

Với hai phần ba diện tích đất đồi núi, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam sản xuất chè chỉ thực sự bắt đầu sau những năm 1925.

Chè là một thứ nước uống truyền thống ở Việt Nam và các nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan... Ngày nay nó trở thành một thứ đồ uống thông dụng nhất trên thế giới. Chè không chỉ là thứ nước uống giải khát thông thường mà uống nước chè còn có khả năng chữa một số bệnh như bệnh đường ruột, bệnh tim mạch. Hàm lượng cafein trong chè có tác dụng loại thải một số chất phóng xạ ra khỏi cơ thể.

Cây chè Việt Nam được một số nhà khoa học nghiên cứu tìm hiểu. Djemukhaze cho rằng miền bắc Việt Nam là một trong những nơi xác định là nguồn gốc của cây chè. Cây chè Việt Nam được chính thức nghiên cứu khảo sát vào năm 1885 do người Pháp tiến hành, sau đó vào các năm 1890 – 1891 người Pháp tiếp tục điều tra và thành lập đồn điền trồng chè đầu tiên ở Việt Nam năm 1890 ở Tĩnh Cương – Phú Thọ và thành lập các trạm nghiên cứu chè ở Phú Hộ (1918), Pleicu (1927) và Bảo Lộc (1931) [18].

Thời kỳ đầu (1890) Việt Nam có khoảng 300 ha, đến năm 1939 chúng ta có khoảng 13.408 ha với sản lượng 10.900 tấn búp khô đứng thứ 6 trên thế giới, theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [15].

Trong thời gian chiến tranh 1945 – 1954, do chiến tranh nên vườn chè kém được chăm sóc do đó diện tích và sản lượng giảm nghiêm trọng. Sau khi hòa bình được lập lại cây chè lại được chú trọng phát triển, các nông trường được thành lập nhờ chính sách, các vùng kinh tế mới và lúc này thị trường được mở rộng. Năm 1977 cả nước có 44.330 ha, sản lượng là 17.890 tấn chè búp khô. Đến năm 1985 cả

nước có 52.047 ha, sản lượng đạt 25.392 tấn chè búp khô, theo báo cáo định hướng phát triển của ngành chè (2005) [9].

Từ năm 1990 – 1995 sự phát triển ngành chè có phần chững lại do thị trường truyền thống của Việt Nam là Liên Xô bị sụp đổ.

Ở Việt Nam cây chè đã có từ lâu đời, uống chè trở thành tập quán và nhu cầu thiết yếu của nhân dân ta. Việt Nam là một trong bảy nước vùng chè cổ xưa của thế giới, chất lượng chè búp tươi ở một số vùng không thua kém các nước xuất khẩu như Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kenya...

Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng trung du miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Người trồng chè chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân nghèo từ miền xuôi lên khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới. Việc phát triển cây chè cùng với việc xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến đã giải quyết việc làm cho hơn 20 vạn lao động, ổn định đời sống cho gần 10 vạn hộ gia đình, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra một số trung tâm công nghiệp – dịch vụ gắn liền với nông nghiệp. Góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào miền núi và Tây Nguyên [5].

Trong những năm đổi mới gần đây, ngành chè đã có những bước tiến vượt bậc cả về nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Diện tích trồng chè không ngừng mở rộng và phát triển ở hầu khắp các tỉnh có trồng chè (đặc biệt là diện tích trồng chè giống mới).

Trong mười năm qua do có chính sách chủ trương phát triển chè đúng đắn của Nhà nước, các chính sách phát triển chè riêng của từng tỉnh, đặc biệt có sự hỗ trợ trực tiếp từ vốn, các hoạt động khuyến nông như tham quan, tập huấn kỹ thuật của dự án phát triển đã thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng chè nội tiêu và xuất khẩu, tình hình sản xuất chè của Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.04. như sau:

Bảng 2.04. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè Việt Nam từ năm 2000 – 2008 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lƣợng (tấn) 2000 70.300 9,94 69.900 2001 80.000 9,46 75.700 2002 98.000 9,61 97.200 2003 86.100 12,11 104.300 2004 120.800 9,89 119.500 2005 122.500 10,81 132.525 2006 122.900 12,28 151.000 2007 126.200 12,99 164.000 2008 129.300 13,52 174.900

(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2003 – 2008)

Tính hết năm 2008 diện tích chè đạt 129.300 ha so với 70.300 ha năm 2000, tăng 54%. Năng suất đạt 13,52 tạ khô/ha, tăng 3,56 tạ/ha so với năm 2000. Sản lượng chè đạt 174.900 tấn, tăng 105.000 tấn so với năm 2000.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất chè đông tại huyện trấn yên- tỉnh yên bái (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)