Theo kết quả điều tra cồn trùng toàn Miền Bắc năm (1967- 1968), toàn miền bắc gồm 34 loài sâu hại chè.
Theo Nguyễn Khắc Tiến (1963, 1970) [35], thì nhóm sâu hại chè nguy hiểm nhất là rầy xanh, bọ xít muỗi và bọ cánh tơ. Theo ông rầy xanh phát sinh và gây hại nặng vào điều kiện thời tiết khô hanh đặc biệt là 2 giai đoạn tháng 6- 7 và tháng 9- 11. Bọ cánh tơ phát sinh quanh năm tập trung nhiều vào tháng 6- 7- 8 hàng năm, đặc biệt là nương chè kém chăm sóc và vành đai rừng gió. Bọ xít muỗi gây hại nguy hiểm vào tuổi 2 và tuổi 5, trong năm gây hại mạnh vào tháng 7 và tháng 8. Bọ xít muỗi ưa ánh sáng tán xạ, thích nhiệt độ ẩm thấp.
Nguyễn Khắc Tiến (1963) [35], cho biết lượng mưa cũng ảnh hưởng đến sự phát sinh của rầy xanh, những năm mà tháng 1 và 2 có lượng mưa lớn đủ ẩm cho cây chè sinh trưởng ra búp sớm, đó là điều kiện cho rầy xanh phát sinh vào giai
đoạn xuân hè. Rầy xanh phát sinh thích hợp ở điều kiện nhiệt độ 18- 250C, ít mưa, ẩm độ không khí 80%, ưa ánh sáng yếu.
Khi nghiên cứu mô hình trồng cây che bóng cho chè, tác giả Nguyễn Văn Hùng (2001) cho rằng tại nương chè trồng cây che bóng, tỷ lệ hại của bọ xít cao hơn so với các mô hình khác.
Theo Nguyễn Văn Thiệp (1998) [39], cho biết bọ cánh tơ gây hại ở 2 cao điểm là tháng 3 và tháng 8, theo ông trồng cây che bóng sẽ giảm được bọ cánh tơ và rầy xanh hại chè.