Theo tác giả Hà Ngọc Ngô (1977) [25], thì tưới nước cho chè ở Việt Nam lần đầu tiên được nghiên cứu vào những năm 1960- 1961 tại trại thí nghiệm chè Phú Hộ dưới sự chỉ đạo của giáo sư Fridland trên chè 4 tuổi ở độ dốc 110. Kết quả cho thấy tưới nước đã làm tăng sản lượng chè tư 13- 38% và cho bội thu cao trong các tháng vụ đông.
Năm 1973 tại xã Tiên Phú (Phú Thọ) đã tiến hành tưới phun mưa cho chè 8 tuổi, kết quả cho thấy: Chè được tưới nước thì cho búp nhiều, sinh trưởng nhanh, chất lượng búp tốt, trọng lượng búp cao, hàm lượng tanin hòa tan đều tăng (Hà Ngọc Hô, 1977) [25].
Trại thí nghiệm chè Phú Hộ (1969- 1970), tưới chè trung du gieo hạt 1, 6, 9 ngày tuổi trên đất feralit phiến thạch vàng đỏ, thời vụ tưới quanh năm và tưới định kỳ 5- 10 ngày, tưới theo 65,75 và 85% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng. Kết quả đạt năng suất 105; 113,7; 115,5% so với đối chứng không tưới. Tưới định kỳ hiệu quả cao nhất là khoảng cách 15 ngày giữa 2 lần tưới [27].
Đại học Nông lâm Thái Nguyên (1997), nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chât lượng chè vụ đông xuân ở Bắc Thái. Kết quả cho thấy sản lượng chè có tủ, tưới nước và tủ, tưới nước cả 3 tháng 10, 11, 12 tăng tương ứng từ 17- 110%. Tỷ trọng vụ chè đông xuân so cả năm của đối chứng đốn ngày 25/12 không tưới tủ là 22,9%, có tưới là 32,2%; đốn 25/2 có tưới là 37%; đốn 25/4 có tưới là 56,7%. Đốn chè vào tháng 4 năm sau có tưới + tủ, sản lượng chè đông xuân thu trong 3 tháng 10, 11, 12 cao nhất đạt 2.271 kg/ha so với đối chứng là 210,7%. Hiệu quả kinh tế lớn nhất vì bán trước tết với giá cao.
Đại học Nông lâm Thái Nguyên (1999), Báo cáo điều tra về làm chè tưới nước vụ đông của xóm Hồng Thái- Tân Cương tại 40/219 hộ cho thấy: Chè vụ đông đạt năng suất rất cao tới 3.000 kg chè khô và doanh thu 60 triệu đồng/ha, bằng các biện pháp chủ yếu là đốn chè tháng 3, tưới nước vòi nhựa cầm tay, bón phân đầy đủ, phun thuốc trừ sâu sau mỗi lần hái , chế biến nhanh và tiêu thụ nhanh trước dịp tết âm lịch với giá cao [27].
Kết quả ngiên cứu của PGS.TS. Lê Tất Khương (1997) cho thấy: Các công thức được tủ giữ ẩm, tưới nước hoặc kết hợp giữa tủ và tưới đã tăng tỷ lệ búp có tôm từ 3,7- 18,7% và tăng tỷ lệ chè loại A, B lên từ 5,0- 17,3%, tăng hàm lượng tanin từ 0,7- 2,1% và làm tăng hàm lượng chất hòa tan từ 1,0- 1,5% [17]..
Cũng theo ngiên cứu của PGS.TS. Lê Tất Khương (1997) cho thấy: Đốn chè vào tháng 12, ở các công thức có tủ và tưới nước đã làm tăng năng suất chè vụ đông và xuân từ 10,4- 125,1% và đã làm tăng mức thu- chi từ 5,3- 67,5% so với không tủ , không tưới nước [17].
Năm 1970- 1971 kết quả nghiên cứu ở Phú Hộ cho thấy, trên nền phân bón 100 kg N + 50 kg K20, bón ép xanh 13 tấn lá chè đốn cuối năm + lá muồng dùi đục, năng suất chè tăng 6- 12% [27].
Năm 1988 Viện nghiên cứu chè Phú Hộ bón phân Komix 3.000 kg/ha cho chè trung du năng suất chè tăng 13,4- 16,9%; đối với chè PH1 tăng 5,0- 6,0% tỷ lệ búp chè A, B; đồi chè có bộ lá xanh đậm, lá dày, tán dày, mật độ búp tăng 9,5% [27].