- Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979), búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình thành nên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian [15]. Sơ đồ đợt sinh trưởng được tóm tắt như sau:
- Cũng theo Nguyễn Ngọc Kính và Trần Thị Lư, trong một năm nếu để chè sinh trưởng tự nhiên thì cây chè có từ 3- 5 đợt sinh trưởng, gọi là đợt sinh trưởng tự nhiên. Nếu hái búp liên tục thì một năm có 6- 7 đợt sinh trưởng, gọi là sinh trưởng nhân tạo hay còn gọi là sinh trưởng trong điều kiện thu hái búp. Thời gian hình thành một đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, tuổi cây chè, đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác.
- Nghiên cứu về sinh trưởng búp chè và sản lượng các tác giả Nguyễn Ngọc Kính, Nguyễn Văn Toàn (1994) cho rằng sản lượng cây chè có hai yếu tố quyết định: Số lượng búp trên cây và khối lượng búp, trong đó số búp trên cây có tương quan thuận chặt với sản lượng, còn yếu tố khối lượng có tương quan không chặt với sản lượng, số búp trên cây là yếu tố nhạy cảm còn khối lượng búp là yếu tố ổn định và vì thế số búp trên cây có ý nghĩa lớn đối với sản lượng [36].
- Nghiên cứu về cấu trúc lá chè, các tác giả Trịnh Văn Loan, Nguyễn Văn Toàn (1994) cho rằng: Các giống chè có sản lượng cao thường có góc lá 40- 600
, khoảng cách giữa hai lá lớn. Các tác giả cũng cho rằng khoảng cách giữa hai lá có tương quan thuận với sản lượng và số lượng búp trên cây (r = 0,624 + 0,034) [37].
- Nghiên cứu về kích thước lá chè, các tác giả Trịnh Văn Loan, Nguyễn Văn Toàn (1994) còn cho thấy: Các giống khác nhau có kích thước lá khác nhau. Về Mầm chè được phát động Lá vảy ốc mở Lá thật xuất hiện Cành chè ngừng sinh trưởng Mầm chè được phát động
Giai đoạn ẩn Giai đoạn hiện
Thời kỳ hoạt động Thời kỳ tiềm sinh
quan hệ giữa diện tích lá chè và sản lượng chè các tác giả cho rằng; trong khoảng diện tích lá từ 6 cm2
– 36 cm2 khi diện tích lá tăng thì sản lượng chè cũng tăng, ở trên khoảng 36 cm2
khi diện tích lá tăng thì sản lượng chè có xu hướng giảm [37]. Nghiên cứu hệ số diện tích lá và quan hệ giữa hệ số diện tích lá với năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, tác giả Đỗ Văn Ngọc (1991) cho rằng: Hệ số diện tích lá có quan hệ thuận với mật độ búp từ tháng 5 đến tháng 12. Hệ số tương quan giữa hệ số diện tích lá và khối lượng rễ là 0,934; tác giả còn cho rằng hệ số diện tích lá có tương quan thuận, chặt với năng suất [22].
Theo Nguyễn Ngọc Kính, Nguyễn Văn Toàn (1994) thì đặc điểm của cây chè có sản lượng cao ít nhất phải có hệ số diện tích lá lớn (tạo ra số búp nhiều) và có kích thước lá lớn (tạo ra khối lượng búp lớn) [36].