XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG DẦU NHỜN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu thực trạng và giái pháp phát triển nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn tại khu vực miền bắc việt nam của công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại (Trang 45 - 46)

CỦA CÔNG TY

3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG DẦU NHỜN Ở VIỆT NAM

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì trong thời gian tới, thị trường Việt Nam sẽ có nhiều biến động mạnh. Với tốc độ phát triển kinh tế bình quân 7,26%/năm cùng với môi trường chính trị ổn định, chính sách khuyến khích đầu tư cùng các điều kiện thuận lợi do Chính phủ tạo ra, Việt Nam được coi là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Đặc biệt sau khi chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã tận dụng được nhiều điều kiện thuận lợi do những nguyên tắc và quy định của tổ chức đem lại để mở rộng thị trường, tạo dựng môi trường kinh tế trong nước hấp dẫn và có tính cạnh tranh. Các thuận lợi từ môi trường vĩ mô như vậy khẳng định nền công nghiệp sản xuất, xây dựng trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh, kéo theo đó là nhu cầu về các loại dầu công nghiệp, dung môi và dầu chuyên dụng… Đồng thời với đà phát triển kinh tế là sự tăng lên về đời sống của người dân. Thu nhập bình quân trên đầu người tăng cao, mức sống được cải thiện, kéo theo đó là nhu cầu về các phương tiện đi lại của người dân như xe máy, ô tô và các phương tiện công cộng khác cũng tăng theo, dẫn đến sự tăng lên về nhu cầu dầu động cơ. Như vậy cầu về dầu nhờn trên thị trường Việt Nam sẽ tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt khu vực miền Bắc đã và đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư, hình thành nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất.

Tiềm năng của thị trường Việt Nam cũng như nhu cầu về dầu mỡ nhờn tăng cao trong những năm qua đã thu hút rất nhiều hãng dầu nhờn tên tuổi trên thế giới đến Việt Nam, tạo nên sự cạnh tranh khá gay gắt trên thị trường. Ngoài ra cũng phải kể đến một số nhà sản xuất dầu mỡ nhờn trong nước như PCL,

Mekong hay APP, tuy chỉ chiếm thị phần nhỏ nhưng cũng góp phần làm gia tăng chủng loại và số lượng sản phẩm người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn khiến thị trường dầu nhờn Việt Nam nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng trở nên sôi động hơn rất nhiều. Tuy nhiên, dầu nhờn là sản phẩm đặc thù, vì sản phẩm được sản xuất từ dầu gốc và phụ gia mà thị trường dầu gốc lại phụ thuộc vào thị trường cũng như tình hình chính trị các nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Do đó giá dầu nhờn trên thế giới có xu hướng biến động phức tạp. Mặc khác, 90% sản lượng dầu nhờn tiêu thụ trên thị trường Việt Nam là cung cấp bởi bởi các nhà sản xuất nước ngoài, điều này làm cho thị trường dầu nhờn Việt Nam nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng càng diễn biến phức tạp hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu thực trạng và giái pháp phát triển nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn tại khu vực miền bắc việt nam của công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại (Trang 45 - 46)