Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu thực trạng và giái pháp phát triển nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn tại khu vực miền bắc việt nam của công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại (Trang 42 - 45)

• Về quy mô nhập khẩu: mặc dù kim ngạch cũng như sản lượng nhập khẩu các sản phẩm dầu mỡ nhờn của Công ty đều tăng qua trong các năm gần đây nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm dần lại. Ví dụ như trong giai đoạn 2009 – 2010, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu là 34,6% thì trong giai đoạn 2010 – 2011, con số này giảm xuống còn có 19,9%. Một ví dụ khác về sản lượng nhập khẩu, năm 2010, sản lượng nhập khẩu tăng 13,7% so với năm 2009, nhưng năm 2011 chỉ tăng 6,85% so với năm 2010.

• Về cơ cấu nhập khẩu: hiện nay mặc dù kinh doanh hơn 200 loại sản phẩm dầu mỡ nhờn, nhưng những năm gần đây, Công ty không đa dạng hóa hơn nữa các chủng loại sản phẩm, mặt khác còn cắt giảm và quyết định ngừng nhập khẩu một số loại sản phẩm. Trong năm 2011, Công ty quyết định ngừng nhập khẩu nhóm sản phẩm MCO (dầu dành cho xe máy) và nhóm các loại sản phẩm khác. Ngoài ra, số lượng thị trường và nhà cung cấp nước ngoài cho Công ty còn ít. Tính đến nay, Công ty chỉ mới nhập khẩu các sản phẩm dầu mỡ nhờn từ ba thị trường (Thái Lan, Đài Loan và Iran) cũng như từ bốn nhà sản xuất nước ngoài (gồm có PTT Thái Lan, Total Thái Lan, CPC Đài Loan và một nhà sản xuất tại Iran).

2.5.2.2. Phân phối

• Kênh phân phối trực tiếp: hiện nay Công ty tập trung quá nhiều vào khu vực nội ngoại thành Hà Nội, trong khi các tỉnh miền Bắc khác cũng đang rất cần phát triển, hứa hẹn là thị trường tiềm năng thì lại bị bỏ ngỏ. Mặt khác, các nhân viên kinh doanh chưa làm tốt khâu dự báo cũng như tìm kiếm khách hàng mới đã xuất hiện hoặc chuẩn bị xuất hiện trên thị trường.

• Kênh phân phối gián tiếp: kênh này tuy có quy mô lớn nhưng tỷ trọng trong tổng doanh thu và sản lượng các sản phẩm dầu mỡ nhờn bán được tại khu vực miền Bắc lại nhỏ. Ví dụ như trong hai năm gần đây, tỷ trọng của kênh phân phối này chỉ chiếm khoảng 25 – 26% tổng doanh thu thu được tại khu vực miền Bắc. Mặt khác, cấu trúc kênh còn khá cồng kềnh và kém hiệu quả. Những đại lý

tại các tỉnh, thành phố miền Bắc được thành lập với mục đích hỗ trợ Công ty trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường nhưng chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, khiến cho sản phẩm gần như chưa được biến đến trên khu vực được giao cho các đại lý đó. Chi phí hoạt động cho kênh này cao mà doanh thu và sản lượng vẫn thấp, chưa xứng tầm với chi phí mà Công ty bỏ ra. Bề rộng của kênh hiện không phù hợp với khả năng và quy mô của Công ty cũng như việc kiểm soát kênh không hiệu quả. Cụ thể hơn, hầu hết các đại lý đều rất chậm trễ trong việc thanh toán cho Công ty cũng như dòng vận động của sản phẩm từ đại lý đến khách hàng không được hiệu quả, còn xảy ra các trường hợp gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Công ty và sản phẩm.

• Doanh thu của Công ty mặc dù tăng qua các năm nhưng không đảm bảo được tốc độ tăng trưởng. Trong giai đoạn 2009 – 2010, doanh thu tăng trưởng 31% trong khi con số này giảm xuống còn có 14,96% trong giai đoạn 2010 – 2011. Ngoài ra còn có sự mất cân bằng về cơ cấu doanh thu theo khu vực địa lý của Công ty. Hơn một nửa doanh thu tại thị trường miền Bắc của công ty xuất phát từ khu vực nội ngoại thành Hà Nội, trong khi các tỉnh thành phố khác thì rất ít.

• Hiện nay trong Công ty còn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhân viên kinh doanh trực thuộc Công ty và giữa các đại lý, khiến xung đột xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn. Mặt khác, hiệu quả của kênh phân phối trực tiếp phụ thuộc nhiều vào các nhân viên kinh doanh của Công ty nhưng chế độ lương thưởng hiện nó cho họ còn nhiều điểm chưa thỏa đáng, khiến cho việc phát triển và giữ chân lực lượng này gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giái pháp phát triển nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn tại khu vực miền bắc việt nam của công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại (Trang 42 - 45)