V. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.5.2 Kết quả nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn
Chúng tôi đã tiến hành phân lập vi khuẩn từ 12 mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý là bơi lội chậm chạp, xuất huyết ở các gốc vây và phần lưng. Kết quả thu được 5 chủng trên các môi trường TSA, TCBS và RS.
Hình 28 Vi khuẩn cấy thuần trên TSA
Trên môi trường TSA có 2 dạng khuẩn lạc trong đó một dạng khuẩn lạc dẹt, viền mép trong, tròn, đường kính 1-2 mm, một dạng khuẩn lạc màu vàng nhạt, mép tròn lồi có đường kính lớn hơn 1,5 – 2,5mm. Trên môi trường RS thu được khuẩn lạc xanh, mép tròn lồi, bóng, đường kính 2 - 2,5mm và Trên môi trường TCBS thì thu được khuẩn lạc lồi, trơn bóng màu xanh đường kính 1,5 – 3,0 mm.Sau khi phân lập xác định hình thái khuẩn lạc, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy thuần 5 chủng vi khuẩn phân lập được và thực hiện các phản ứng sinh hóa, nhuộm gram, giữ chủng. Kết quả định danh
được 3 loài vi khuẩn thuộc 3 chi là Vibrio, Aeromonas và Plesiomonas. Cả 3 chi này đều thuộc họ Vibrionaceae.
Một số đặc điểm của các chi vi khuẩn
Vi khuẩn Vibrio sp: Gram (-), dạng hình que ngắn thẳng hoặc hơi cong, có khả năng di động, phản ứng oxidase dương tính, có khả năng lên men và oxi hóa trong môi trường O/F Glucose, không sinh H2S, mẫn cảm với thuốc thử 0/129 (150µg).
Vi khuẩn Aeromonas sp: Gram âm, dạng hình que ngắn, phản ứng oxidase
dương tính, có khả năng khử Nitrate, có khả năng lên men các đường: sacaroza, glucose, manitol, kháng thuốc thử 0/129 (150µg).
Vi khuẩn Plesiomonas sp: Gram âm, hình que, vi khuẩn yếm khí không bắt
buộc, phản ứng oxidase dương tính, có khả năng lên men các loại đường Glucose và Ind.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn gây ra cho cá chình ở các giai đoạn khác nhau. Esteve và Alcaide cho biết cá chình bị cảm nhiễm vi khuẩn từ ngoài tự nhiên nên khi cá chình được bắt đưa về nuôi nhiều con trong số đó đã bị nhiễm nhiều loài vi khuẩn. Đặc biệt đối với cá chình ở giai đoạn giống, thích nghi với môi trường nuôi mới đã là một khó khăn mà còn phải chịu đựng những tác hại do vi khuẩn gây nên trong khi sức đề kháng yếu. Các báo cáo khác trên thế giới cũng cho kết quả tương tự đối với ba loài vi khuẩn Plesiomonas shigelloides, Aeromonas sobria và Vibrio sp. được phân lập từ những mẫu cá chình có dấu hiệu bệnh lý như bơi lờ đờ, bỏ ăn, xuất huyết ở các gốc vây và phần bụng.
Năm 1990, Esteve và Garay khi nghiên cứu về thành phần vi khuẩn trên cá chình châu Âu nuôi trong nước ngọt đã phân lập và kết luận loài A. sobria có mặt trong các mẫu cá chình bị bệnh trong khi loài P. shigelloides và Vibrio sp. được coi là những tác nhân gây bệnh tiềm ẩn vì chúng cảm nhiễm trên cá chình khỏe.Cũng theo
Esteve và ctv., bệnh do các loài vi khuẩn gây ra xảy ra nhiều vào mùa hè có nhiệt độ từ 17- 220C.
Các nghiên cứu sâu về bệnh do vi khuẩn trên cá chình ở Việt Nam vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, trong nghiên cứu về quy trình sản xuất cá chình thương phẩm tại miền Trung Việt Nam, Chu Văn Công đã xác định một số giống vi khuẩn gây xuất huyết, lở loét trên cá chình thương phẩm như Pseudomonas sp. và
Aeromonas sp.
Khi cùng có ký sinh trùng xâm nhập và vi khuẩn cảm nhiễm trên cá chình giống với cường độ cao có thể sẽ dẫn đến bùng phát dịch bệnh. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc thả nuôi cá chình trong khi nguồn cá chình giống ngoài tự nhiên không còn phong phú do việc đánh bắt quá mức, đồng thời còn tác động đến sự đa dạng sinh học vì cá chình hoa còn được liệt kê vào một trong những loài cá hiếm và cần được bảo vệ.