Kết quả vơt thí nghiệ mở Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp (Trang 58 - 120)

V. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1.6Kết quả vơt thí nghiệ mở Ninh Thuận

Bản đồ thể hiện địa điểm thí nghiệm vớt cá chình ở Ninh Thuận cùng với tọa độ nơi có cá (hình 16). Kết quả vớt thí nghiệm được trình bày tại bảng 7.

Hình 16 Bản đồ tỉnh Ninh Thuận thể hiện khu vực vớt cá thí nghiệm và tọa độ nơi vớt

Bảng 7 Kết quả thí nghiệm vớt cá chình ở Ninh Thuận

Địa điểm vớt cá Thời

gian Sông Đơn vị hành chính Sôn g Cái Phường Đông Hải tp. Phan Rang 2/2009 + 3 lưới đăng cố định + 3 te ánh sáng + 3 lưới trũ + 10 bó trà bổi

Lưới đăng: không gặp cá chình trắng (4,5-6cm); 20 cá chình giống (15 cm). Lưới te: không gặp cá chình trắng và chình hương. Lưới trũ: không gặp cá chình trắng và chình hương. Trà bổi: không gặp chình trắng; bắt 10 chình giống cỡ 15 cm. 6.1.7 Nhận xét kết quả vớt cá thí nghiệm

Kết quả điều tra cho thấy cá chình bột thường xuất hiện trước các con nước (cách triều cường 2 – 3 ngày và thường vào những con nước cuối tháng (từ 17 – 30 âm lịch). Lúc này cá bột theo thủy triều vào các cửa sông, đầm, phá. Thời gian dễ khai thác nhất là từ 15 giờ đến 2 giờ sáng. Những nơi cá bột thường xuất hiện là chỗ nước không sâu (2 – 3m), dòng chảy yếu (0,5 – 0,7 m/giây), độ mặn 5 – 10 ‰.

Ở Huyện Tuy An (Phú Yên) cá chình bột xuất hiện từ đầu tháng 9 đến tháng 2 năm sau (Âm lịch). Số lượng cá bột tập trung nhiều nhất từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 1 năm sau. Thời điểm chúng tôi chọn để thu mẫu là tháng 12 hàng năm tức là trùng với thời gian xuất hiện nhiều cá chình bột theo kết quả điều tra trên, mặc dầu ngư dân các tỉnh miền Trung tiến hành khai thác cá chình giống quanh năm.

Kết quả vớt thí nghiệm trình bày ở bảng 8 cho thấy trong số 6 tỉnh nghiên cứu thì Bình Định và Phú Yên là 2 tỉnh cho sản lượng cá chình giống hơn hẳn các tỉnh khác. Cùng thì trong tháng 12 thí nghiệm khai thác ở 2 tỉnh tuy 2 năm khác nhau

nhưng số lượng khai thác được cũng không khác nhau nhiều lắm. Trong khi đó ở các tỉnh còn lại chỉ lác đác thu được cá chình hương với số lượng rất ít và không có cá chình trắng.

Ở một số tỉnh thí nghiệm không thu được cá chình trắng theo chúng tôi có thể những nơi này không thuận lợi đối với điều kiện di cư của cá bột, do số lượng cá di cư ít nên không thu được. Tuy nhiên thí nghiệm vẫn vớt được cá chình cỡ giống lớn chứng tỏ vẫn có cá chình bột xâm nhập vào nơi này. Thí dụ ở Quảng Trị tuy không bắt được cá chình trắng nhưng thu được 1350 cá giống cỡ 8 – 12 cm. Có được một lượng cá giống tương đối nhiều như vậy chứng tỏ đã có một lượng lớn chình trắng xuất hiện ở khu vực này trước đó không lâu.

Việc ngay tại nơi vớt thu được cỡ cá chình hương kích thước khác nhau, thông thường từ 8 – 12 cm nhưng cũng nhiều con lớn đến 20 cm tương đương với cá chình giống thương phẩm chứng tỏ cá vào cửa sông theo nhiều đợt khác nhau. Hay nói cách khác, vụ khai thác cá chình giống tương đối dài.

Cả 4 loại ngư cụ đều có thể vớt được cá chình các cỡ khác nhau. Tuy nhiên lưới trũ là lưới chủ động chỉ có thể khai thác ở nới có nhiều cá (Bình Định, Phú Yên) nhưng hiệu quả không bằng 3 loại ngư cụ kia. Lưới te đánh cá đi nổi nên thu được cá cỡ nhỏ hiệu quả không cao bằng lưới đăng. Năng suất lưới đăng gấp 4 – 7 lần lưới te. Trà bổi có thể là loại ngư cụ hữu hiệu để khai thác cá cỡ lớn. Tuy nhiên trong trường hợp cá vào nhiều vẫn có thể đánh được cá cỡ nhỏ.

Bảng 8 Tổng hợp kết quả vớt cá thí nghiệm từ 2007 – 2009

Địa

phương Thời gian

Ngư cụ sử dụng

Lưới Đăng Lưới te Lưới trũ Trà bổi

CT* CH* CT* CH* CT* CH* CT* CH*

Quảng Nam 12/07 0 90 0 0 0 5 - - Quảng Ngãi 12/07 0 30 0 0 0 0 0 10 Bình Định 12/07 28000 2250 7000 15 3500 30 7000 20 Phú yên 12/08 49000 454 7000 35 1500 0 14000 50 Ninh Thuận 2/09 0 20 0 0 0 0 0 10 Cộng 77000 4194 14000 50 5000 140 21000 215

Ghi chú: CT* cá chình trắng, cỡ 4,5-6 cm nặng từ 0,013 - 0,15 g/con; CH* cá chình hương &giống cỡ 10-15cm nặng từ 1,2 - 2,5 g/con

6.2 Kết quả lưu giữ và vận chuyển chình trắng và chình hương 6.2.1 Đặc điểm hình thái sinh lý cá chình hoa lúc mới khai thác

Cũng như nhiều loài cá chình khác, ấu trùng cá chình hoa khi vào đến cửa sông, đầm nước lợ không còn ở dạng Leptocephali mà đều đã biến thái thành cá chình trắng (glass eel). Do cá di nhập vào thời gian khác nhau và kéo dài suốt vụ cho nên tại địa điểm khai thác có thể đồng thời thu được cá chình trắng mới di nhập cá chình trứng & hương (4,5 – 12 cm) và cá chình hương &giống cỡ (13 – 20 cm).

Qua 2 lần phân tích mẫu cá chình bột (cỡ 4,5 – 6 cm) của đề tài vào năm 2007 và 2008, Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hữu Phụng đã xác định cá chình tại miền Trung Việt Nam có 98 – 99% là cá chình hoa còn lại cá chình mun chiếm 0,1 – 0,2%. Vị trí phân loại của cá chình hoa được xác định như sau:

Lớp: Osteichthyes Phân lớp: Acfinopterygill Bộ: Angguilliformes Phân bộ: Anguilloidei Họ: Anguillidae Chi: Anguilla

Loài: Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824 Vì vậy có thể yên tâm là cá chình do đề tài thu thập và nghiên cứu đều là cá chình hoa.

Hình 17 Cá chình hoa bột bò lên thành bể thẳng đứng tìm lối thoát khỏi bể chứa

Cá chình hoa trắng (4 – 6 cm) lúc khai thác được không phải là trong suốt hoàn toàn mà có mầu phớt hồng của máu và cơ. Một số cá thể đã xuất hiện nhiều sắc tố đen, nên đôi khi lẫn với số ít cá chình đen. Cá chình trắng nếu đã phát hiện thường với số lượng nhiều nên ngư dân thường tính bằng kg. Cá chình hương kích cỡ từ 6 – 12 cm có thể số lượng nhiều hoặc ít tùy tứng thời điểm. Loại này khỏe mạnh hơn, sắc tố đen đậm hơn, đã có thể đếm số con dễ dàng.

Cá chình luôn có xu hướng tìm về nơi cư trú ổn định ở thượng nguồn và rất giỏi tháo thoát. Chỉ cần thành bể hoặc giai chứa ướt là chúng có điều kiện bám thành mà thoát ra ngoài (hinh 17). Tập tính của cá chình bột là luôn có xu hướng tụ tập thành đàn và trốn vào bóng tối. Chỉ đến khi tối trời cá mới bò ra kiếm ăn. Ngoài ra cá cũng rất sợ tiếng động. Cá sẽ trốn vào chỗ kín ngay khi nghe thấy tiếng động mạnh.

6.2.2 Tương quan chiều dài và trọng lượng chình hoa giống

Như trên đã nói khi khai thác cá chình giống thu được cả cá chính trắng lẫn cá chình giống cỡ lớn. Để tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của cá chình hoa giai đoạn cá giống, đồng thời tiện việc tính toán trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thành lập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá ở giai đoạn này. Đồ thị biểu diễn mối tương quan này được trình bày tại hình 18.

Hình 18 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá chình hoa giống

Đường cong biểu diễn mối tương quan này được xác định bằng phương trình:

W = 0,0018 L 2,99

Trong đó W là trọng lượng thân cá tính bằng gam và L là chiều dài toàn bộ cá tính bằng cm.

Đây là mối tương quan khá chặt chẽ (R = 0,99). Điều này cho thấy ở giai đoạn cá giống cá chình sinh trưởng khá đồng đều nên sự khác nhau giữa các cá thể không lớn. Yuan Ying Min Zhiyong (2005) khi nghiên cứu về cá chình hoa ở tỉnh Phúc Kiến

(Trung Quốc) cỡ cá dưới 50 cm đưa ra phương trình tương quan giữa chiều dài và trọng lượng là:

W = 0,00176 L 3,11

Hai phương trình có tham số gần giống nhau chứng tỏ cá chình hoa của ta và cá chình hoa của Trung Quốc rất gần gũi với nhau.

6.2.3 Lưu giữ cá chình hoa

Cá chình sau khi vớt được lọc sạch bằng rổ lọc có mắt lưới lọc vừa đủ để cá thoát ra ngoài. Đổ cá vào rổ lọc ngâm vào trong bể hoặc giai chứa. Cá sẽ theo lỗ rổ thoát ra ngoài rác bẩn và cá tép sẽ được giữ lại trong rổ (hình 19).

Có thể lưu giữ cá chình bột trong bể xi măng, bể nhựa hoặc giai chứa. Tuy nhiên nước yêu cầu phải trong sạch và đầy đủ hàm lượng ôxy. Đặc biệt khi cấp nước, ống cấp phải bọc lưới mắt số 20, vừa có thể lọc nước vừa không cho cá thóat ra ngoài.

Cần phải nói rằng cá chình bột lúc mới thu được do tổn thương trong quá trình đánh bắt và thay đổi môi trường nên rất yếu ớt. Đặc biệt da mỏng cá rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần va chạm nhẹ hoặc bắt cá bằng tay đã có thể làm cá bị thương nhiễm trùng và chết. Kinh nghiệm cho thấy trong quá trình khai thác và lưu giữ, tỷ lệ hao hụt của cá chình bột là từ 10 – 15%. Để đảm bảo cá khỏe trong quá trình vận chuyển đến nơi ương cần có thời gian lưu giữ để cá thích nghi với môi trường mới.

Cá chình bột sợ ánh sáng, việc lưu giữ được nên thực hiên trong bể xi măng hoặc bể nhựa đặt trong nhà có mái che. Ở giai đoạn này cá chình ưa nước chảy và độ ôxy hòa tan cao nên cho nước chảy yếu tường xuyên đồng thời kết hợp với sục khí. Trong thời gian lưu giữ cá chình nhịn ăn nên nước lâu bị ô nhiễm. Kinh nghiệm cho thấy rằng lưu giữ cá chình trong nước lợ (nồng độ muối 8 – 10‰) có thể giảm được tỷ lệ hao hụt.

6.2.4 Vận chuyển cá chình hoa

Nghiên cứu cách vận chuyển cá giống về nơi ương cá cũng là một nội dung của đề tài đặt ra. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 2 cách vận chuyển hở và kín.

Vận chuyển hở:

Dựa trên đặc điểm sinh học của cá chình là có thể hô hấp qua da nên nếu giữ cho da cá luôn ẩm ướt thì ở điều kiện hở cá vẫn sống tốt và khỏe mạnh trong quá trình vận chuyển. Dụng cụ để vận chuyển là một thùng gỗ kích thước 67 x 34 x 42 cm gồm 3 tầng. Tầng trên cao 16 cm dùng để đựng nước đã làm mát, 2 tầng dưới mỗi tầng cao 13 cm chứa cá chình. Đáy các tầng có nhiều lỗ đủ để thoát nước nhưng cá không chui ra được. Nước tầng trên chảy xuống tầng dưới làm cho cá luôn được ẩm ướt. Đáy thùng cá trải vải mềm để giữ độ ẩm cho cá. Thí nghiệm được tiến hành vận chuyển mỗi lần 2 – 4 kg cá (mỗi tầng 1 – 2 kg) nhiệt độ trong thùng dao động trong khoảng 8 – 12 oC. Sau 4 – 5 giờ vận chuyển tỷ lệ cá sống là 90%.

Vận chuyển này có ưu điểm là điểm xuất phát xa nơi đô thị không có điều kiện cấp ô xy. Trường hợp số lượng vận chuyển ít, cwk ly ngắn thì phương pháp này rất có hiệu quả. Nhược điểm của nó là phải kiểm tra thương xuyên trên đường đi phòng khi hết đá (nhất là khi trời nóng). Phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe cá, xem có cá thoát ra ngoài không v.v...

Vận chuyển bằng túi nilon:

Vận chuyển cá bằng túi nilon có bơm ô xy rất phổ cập ở Việt Nam. Trừ việc thí nghiệm dùng cách vận chuyển hở như trên, tuyệt đại đa số các lần vận chuyển chúng tôi đều dùng phương pháp túi nilon. Dùng túi nilon 2 lớp dung tích 15 lít. Mỗi túi đóng 2 – 3 kg cá với 5 lít nước bỏ thêm một ít nước đá trực tiếp để hạ nhiệt độ xuống 8 – 10oC.

Cá sau khi dược luyện kỹ (nhịn ăn, ép ở mật độ cao, hạ dần nhiệt độ đến 10oC) mới đóng vào túi rồi bơm ô xy. Túi cá được xếp vào đáy thùng xốp (hình 20). Bên trên các túi cá rải một số túi nilon đựng nước đá để bổ sung độ lạnh trong thời gian vận chuyển. Cuối cùng đậy nắp dán kín. Như vậy có thể an toàn vận chuyển trong 24 giờ. Trường hợp đi xa hơn thì sau 24 giờ phải mở túi thay nước đóng lại. Số lượng các túi cá trong thùng xốp và dung tích thùng xốp phụ thuộc vào lượng cá cần vận chuyển. Kết quả vận chuyển trình bày ở bảng 9.

Bảng 9 Tổng kết kết quả vận chuyển cá chình bằng túi nilon kết hợp với hạ nhiệt độ Cự ly vận chuyển đóng túi Mật độ (kg) Phương tiện vận chuyển Thời gian vận chuyển (giờ) Số lần vận chuyển (lần) Tỷ lệ sống TB (%) Tuy Hòa – Nha Trang Ô tô 3,5 Qui Nhơn – Nha Trang Ô tô 8 Nha Trang – Hồ Chí Minh Ô tô 8 Nha Trang – Hà Nội Ô tô + Máy bay 5 Nha Trang – Cà Mau Ô tô + Máy bay 15 Nha Trang – Cà Mau Ô tô 20

Hình 19 Rổ để lọc cá được thả nổi vào trong bể

Hình 20 Đưa túi cá đã bơm ô xy vào thùng xốp

Vận chuyển bằng túi nilon có ưu điểm là thao tác nhanh. Mỗi túi chỉ cần 2 – 3 phút là đóng xong cá. Sau khi bỏ vào thùng xốp dán kín là có thể yên tâm vận chuyển cho đến đich. Dọc đường không cần phải kiểm tra như chở bằng khương pháp hở. Tỷ lệ vận chuyển bằng túi nilon lại cao hơn vận chuyển hở. Do đó hiện nay đều sử dụng phương pháp này.

6.3 Kết quả ương cá chình giống

Quá trình ương cá chình giống này có thể chia làm 2 giai đoạn: chình trắng (4 – 6cm) lên chình hương (8 – 12 cm) và từ chình hương lên chình giống ( 15 – 20 cm). Tuy nhiên yêu cầu của đề tài đặt ra là chỉ ương cá đến cỡ 15 – 20 cm với số lượng là 50.000 con cho nên chúng tôi chỉ tiến hành ương trong 6 – 7 tháng để đạt kích thước này.

Trong 2 năm đầu thí nghiệm ương cá được tiến hành trong bể xi măng và bể composit tại Nha Trang. Yêu cầu đặt ra là xác định các chỉ tiêu mật độ và thức ăn thích hợp để cá sinh trưởng nhanh tỷ lệ sống cao và có hiệu quả kinh tế.

6.3.1 Kết quả ương cá chình trong bể composit năm (năm 2007) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.3.1.1 Điều kiện môi trường bể ương

Bể composit dùng để ương cá chình hình chữ nhật có kích thước 0,5 x 1,0 m2, nước sâu 0,3 – 0,4 m. Tổng cộng 18 bể bố trí 9 công thức thí nghiệm ( 3 loại mật độ và 3 loại thức ăn). Nước dùng để nuôi cá là nước máy thành phố có bộ lọc khử clo và sục khí bổ sung. Để tiết kiệm một phần nước bể nuôi được tuần hoàn trở lại nhưng vẫn đảm bảo về các chỉ tiêu thủy lý hóa phù hợp cho cá chình. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu thủy lý hóa môi trường bể nuôi cá được trình bày ở bảng 10. Môi trường tại các bể thí nghiệm đều như nhau vì chung một hệ thống cấp nước.

Giá trị các chỉ tiêu ở bảng 10 cho thấy điều kiện nhiệt độ, ôxy và pH khá lý tưởng đối với sinh trưởng của cá chình giống.

Bảng 10 Chỉ tiêu môi trường nước trong bể nuôi cá chình năm 2007 Giá trị

Biên độ M ± SD

Nhiệt độ (oC ) 23,5 – 29,5 27,5 ± 0,54

DO (mg/l) 5,88 – 6,54 6,12 ± 0,52 NH3 (mg/l) 0,001 – 0,160 0,075 ± 0,0002 H2S (mg/l) 0 – 0,002 0,001 ± 0

6.3.1.2 Thức ăn sử dụng để ương cá

Thức ăn sử dụng để ương cá chình gồm có 3 loại: thức ăn tươi (trùn chỉ và trùn quế), thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp nhập từ Đài Loan. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn trên được trình bày tại bảng 11.

Cá được đưa vào ương ban đầu có kích thước tương tự như nhau có chiều dài 4,5 – 4,8 cm, trọng lượng 0,13 – 0,18 g/con. Hàng tháng định kỳ kiểm tra tốc độ tăng trưởng. Tổng kết kết quả thí nghiệm về tăng trưởng của cá chình giống nuôi ở mật độ 1500 con/m2 được trình bày ở bảng 12, ở mật độ 2000 con/m2 được trình bày ở bảng 13 và 2500 con/m2 được trình bày ở bảng 14.

Bảng 11 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn nuôi cá chình

Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng (%)

Protein thô Lipid thô Glucid thô Độ ẩm

Trùn chỉ (Tubifex tubifex) 56 18,5 1,35 11

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp (Trang 58 - 120)