Phân bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp (Trang 29 - 32)

IV. TỔNG QUAN VỀ CÁ CHÌNH VÀ NGHỀ NUÔI CÁ CHÌNH

4.4.2Phân bố

Cá chình hoa phân bố khá rộng trên thế giới. Khu vực Thái bình dương người ta bắt gặp cá chình hoa từ nam Trung Quốc, Đài loan, Philippine đến Indonesia, New Zealand, Úc. Ở Ấn Độ Dương chúng phân bố đến Đông Phi (hình 2).

Hình 2 Phân bố của cá chình hoa (A. marmorata) trên thế giới

(Nguồn GBIF OBIS)

Đây là loài có kích thước lớn nhất trong chi Anguiilla. Trung bình cá dài 50 – 80 cm nặng khoảng 5 kg. Con lớn nhất dài 2,3 m nặng 45 – 50 kg (xem hình 3 &4).

Ở Trung quốc cá chình hoa được coi là đặc sản quí, giá trị kinh tế cao, nhiều chất bổ, chứa nhiều loại amino-axit cần thiết cho con người. Giá trên thị trường cao gấp 3 – 6 lần giá các loài cá chình khác. Tuy nhiên nó chậm lớn so với cá chình Nhật và cá chình châu Âu (Lý Dục Bồi & Ctv 2008).

Cá chình hoa (A. marmorata) là một trong hai loài cá chình cỡ lớn phân bố ở sông Mê công thuộc địa phận các nước Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái lan. Ở đây đã bắt được con cá chình hoa lớn nhất nặng trên 10 kg dài hơn 1,5 m. Người ta bắt được cá chình cỡ 1 m hàng năm vào cuối mùa mưa ở Campuchia. Có thể đây là những cá thể đang trên đường đi đến bãi đẻ ngoài biển. Cá chình giống (elver) cũng bắt gặp một số nơi ở Lào vào tháng 2 hàng năm. Số lượng cũng nhiều đến nỗi người ta bắt nó để làm món đặc sản (Rainboth 1996).

Khác với người Trung Quốc người Campuchia và Lào không dám ăn thịt cá chình hoa vì sự mê tín. Có người sợ cá này ăn thịt người. Có người cho rằng cá này

có điện. Vì vậy khi lỡ câu được cá chình lớn họ cắt luôn cả dây câu cho cá đi luôn không dám động vào nó. (Rainboth 1996)

Hình 3 Cá chình hoa (A. marmorata) bắt được ở đảo Fiji (2007), dài 1,8m nặng 27.7

kg

Hình 4 Cá chình hoa (A. marmorata) bắt được ở hồ Polo, Indonesia tháng

5/2010

Ở Việt Nam cá chình hoa phân bố ở sông, suối, đầm hồ nước ngọt các tỉnh Hà Tĩnh(Sông Ngàn Phố), Quảng trị (sông Thạch Hãn), Thừa Thiên Huế(sông Hương),

Gia Lai, (sông Ba), Quảng Ngãi (sông Trà Khúc), Bình Định (đầm Trà Ổ), Phú Yên (sông Đà Rằng), Ninh Thuận (sông Cái). Thông thường thì cá chình cỡ nhỏ chưa trưởng thành tập trung ở ven biển và cửa sông. Cá cỡ lớn ở sâu trong nước ngọt có khi lên tận thượng nguồn các sông vùng núi cao. Tuy nhiên đến mùa sinh sản lại xuất hiện cá chình cỡ lớn tập trung ở cửa sông chuẩn bị di cư sinh sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp (Trang 29 - 32)