Mô hình khu ương cá chình giống sử dụng nước tuần hoàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp (Trang 80 - 83)

V. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.3.3.1Mô hình khu ương cá chình giống sử dụng nước tuần hoàn

Để thí nghiệm nhằm mục đích xây dựng mộ hình ương cá chình lên giống theo phương thức công nghiệp, năm 2009 đề tài đã chuyển địa điểm nghiên cứu lên Trại Nghiên cứu thực nghiệm nuôi cá nước ngọt thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III tại Đức Trọng (Đà Lạt). Khu bể thí nghiệm là cơ sở nuôi cá sử dụng nước tuần hoàn do SUFA tài trợ xây dựng năm 2004. Đề tài đã có một số cải tiến và bổ sung thêm trang thiết bị cho phù hợp với việc ương cá chình giống. Sơ đồ cấu trúc và hướng vận hành hệ thống được trình bày tại hình 24.

Nguồn nước được lấy từ giếng nước ăn của Trạm. Giếng đất này có khả năng cung cấp nước sạch 8 – 10 m3 nước trong 1 ngày. Nước giếng được bơm vào bể lắng trong nhà dung tích 15 m3. Nước từ bể lắng được bơm chuyển qua bể nước sạch. Từ đây nước được bơm lên bể trộn không khí và khử CO2 sau đó chảy vào tháp cấp nước nuôi cá. Từ tháp này nước tự chảy dến các bể nuôi cá. Vòi cấp nước ở các bể xối từ

trên xuống theo hình thức phun mưa nhằm vừa tăng lương ô xy hòa tan vừa tạo dòng chảy yếu trong bể theo đường vòng tròn thuận lợi cho cá hoạt động và hỗ trợ cho chất thải rắn tập trung ở phần giữa đáy.

Hình 24 Sơ đồ cấu trúc hệ thống ương cá chình giống cá chình theo phương pháp sử dụng nước tuần hoàn

(Ghi chú: B máy bơm, C bể nuôi cá, đường mảnh là đường ống dẫn khí)

Nước từ các bể cá thoát ra từ đáy bể thu hồi về một ống chảy vảo bể lọc cơ học. Ở đây một phần chất thải rắn được tự động tách ra chảy vào cống thoát ra ngoài.

Nước qua lọc cát chẩy sang bể lọc sinh học. Phần chất thải rắn giữ lại trên bề mặt cát được xúc lên đem rửa hàng ngày giảm phụ tải cho bộ lọc sinh học. Trong thí nghiệm nuôi cá chình không dùng thiết bị khử trùng. Bộ lọc sinh học dùng môi trường là đá dăm cỡ 1 – 2 cm dung tích 3 m3 bố trí theo kiểu lọc ngược. Sau lọc sinh học nước lại trở về bể nước sạch kết thúc 1 vòng tuần hoàn.

Hệ thống bể nuôi cá là bể nhựa hình tròn diện tích 1,5 m2, có ống thoát nước ở giữa được bố trí thành 2 dãy. Đường cấp và thoát nước đặt ở dưới sàn. Đường ống dẫn khí được treo ở bên trên như thiết kế cũ (hình 25). Số lượng 20 bể đủ để nuôi thí nghiệm với 3 công thức mật độ khác nhau.

Khi hệ thống hoạt động một phần nước bị thất thoát do quá trình loại bỏ chất thải rắn và bốc hơi. Hàng ngày hệ thống được bổ sung một lượng nước 1 – 2 m3 từ bể lắng sang bể nước sạch. Công việc này hoàn toàn tự động nhờ phao đóng ngắt máy bơm khi mức nước trong bể nước sạch giảm xuống.

Cung cấp ô xy cho hệ thống bằng máy nén khí kiểu quạt gió thực hiện đồng thời theo 2 đường: cấp khí cho đường nước vào trước khi cho chảy vào tháp nước và một đường ống đến thẳng các bể nuôi cá trong trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra đề tài còn bổ sung máy nâng nhiệt bằng năng lượng mặt trời dung tích 120 lít phòng khi thời tiết quá lạnh. Tuy nhiên do khu nhà xưởng cách nhiệt chưa tốt nên hệ thống này chưa phát huy hết tác dụng để nâng nhiệt theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp (Trang 80 - 83)