V. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.4.6.3 So sánh hiệu quả 2 mô hình
Bảng 33 So sánh hiệu quả kinh tế 2 mô hình
STT Hạng mục Mô hình 1 Mô hình 2
B Tổng vốn cố định 251.990.000 316.000.000 C Vốn cố định (khấu hao tài sản 5
năm)
50.398.000 63.200.000
D Vốn lưu động
1 Giống cá chình (con) 72.000.000 50.000.000
2 Thức ăn công nghiệp (kg) 144.000.000 122.500.000
3 Thức ăn trùn chỉ (kg) 1.650.000 1.100.000
4 Hóa chất phòng trị bệnh 11.000.000 12.000.000
5 Vật rẻ tiền mau hỏng 10.000.000 8.500.000
6 Công lao động (2 người 12 tháng) 30.000.000 40.000.000
7 Tiền điện, nước 7.500.000 10.000.000
Tổng chi phí (VNĐ) 326.548.000 307.300.000
Lãi ròng (A - C - D) (VNĐ) 64.052.000 67.700.000
Đánh giá thực hiện ương giống cá chình ở 2 mô hình
Mô hình 1: Thực hiện tại Viện 3 và Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa
Mô hình 2: Thực hiện tại Trạm nghiên cứu Thực nghiệm Nuôi cá Quảng Hiệp Qua nghiên cứu thực nghiệm ương giống cá chình đòi hỏi trình độ kỹ thuật, quản lý cao hơn các loài cá nước ngọt truyền thống khác. Trong giai đoạn đầu phát triển nghề ương, nuôi thương phẩm cá chình là nghề có nhiều hứa hẹn tốt trong thời gian tới.
Các phân tích về thu chi của mô hình ương giống cho thấy vốn đầu tư cho một mô hình cần thiết từ 300 – 320 triệu đồng. Đối với nông hộ số vốn đầu tư cho xây dưng mô hình là cao, tuy nhiên trước nhu cầu ngày càng lớn về nguồn giống cá chình như hiện nay chắc chắn nghề ương sẽ phát triển.
Phân tích giá thành ương giống cho thấy tiền mua cá cá giống so với tổng chi phí chiếm 20 – 25%, thức ăn chiếm 35 – 40% đây là 2 khoản chi phí lớn nhất ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Tỷ lề sống ở 2 mô hình ương mới đạt từ 50 – 65% so với Trung Quốc Đài Loan tỷ lệ sống còn thấp cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành.
Lợi nhuận mô hình 1 đạt 64 triệu, mô hình 2 đạt 67.7 triệu đồng. Lợi nhuận qua 6 – 8 tháng nuôi cho một mô hình là kết quả bước đầu khẳng định mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế.
6.5 Bệnh thường gặp trong quá trình ương giống và cách phòng trị