V. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.4.3.1 Chuẩn bị bể lọc
Bể lọc nước được xây dựng trên cao để lọc nước và chảy vào bể lắng, bể chứa. Trong bể lọc cho lần lượt từng lớp vật liệu từ đáy lên trên: Đá 5x7 hoặc sỏi to, lớp đá 1x2 hoặc sỏi nhỏ, cát thô, cát mịn trên nhất mỗi loại vật liệu cho vào bể dày 20 – 30 cm. Các vật liệu được phải rửa sạch ngâm Formalin nồng độ 150 -200 ppm trong.1-2 ngày.
6.4.3.2 Xử lý bể xây xi măng
Sau khi xây dựng xong bể được đưa nước đầy vào ngâm kỹ, dùng thân cây chuối tây chặt ra từng đoạn cho vào bể cứ 1m3 nước cho 30-40 kg hoặc phèn chua 0,5 kg/ m3
Ngâm trong 5 -7 ngày vớt xác cây chuối tháo bỏ nước cũ dùng nước mới cọ rửa bể sạch sẽ. Sau đó ngâm lại bằng nước mới 1-2 ngày rửa lại để bể khô bắt đầu cấp nước vào bể lọc, bể chứa để chuẩn bị ương.
6.4.3.3 Cấp nước vào bể ương
Sau khi đã sử lý bể nước ương cá được cấp vào bể ương từ bể chứa, lượng nước ban đầu cấp vào bể ương sâu 30 cm, sau đó tăng dần tối đa 60- 80 cm.
6.4.3.4 Thả cá giống
Cá giống khi đưa về nơi ương được nhốt tạm vào bể lưu giữ 1-2 ngày, sau đó lọc cá qua rổ lọc cỡ cá tương đối đồng đều (4,5 – 6 cm), loại bỏ những con yếu hoặc bị xây sát. Lựa chọn con giống khỏe mạnh, những con có da màu sáng bóng, thân hình đầy đặn, bơi lội hoạt bát, không mang mầm bệnh. Trước khi thả vào bể ương cá được sử lý qua dung dịch nước muối 20-30‰ trong thời gian 20 -30 phút đưa cá vào bể ương theo mật độ đã định, hoặc dùng hóa chấtt KmnO4 liều lượng 2- 3 ppm trong 15 – 20 phút. Thời gian đưa cá vào bể ương nên tiến hành vào buổi sáng sớm.
6.4.4 Quản lý và chăm sóc bể ương
6.4.4.1 Ương cá chình bột lên giống
- Mật độ ương từ 2000 – 2500 co/m2
- Thức ăn: Tuần đầu cho trùn chỉ sau 7 – 15 ngày chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp.
- Cho ăn ngày 3 bữa sáng 7 – 8 giờ, chiều 16 – 17 giờ, tối 20 – 23 giờ.
- Lượng thức ăn hàng ngày 15 – 20% trong lượng cơ thể cá trong bể sau đó giảm dần theo thời gian ương xuống 5 – 7%.
- Bổ xung thêm dầu gan mực 5%, vitamin tổng hợp 0,5 %. Thức ăn được hòa với nước tạo thành dạng kem kết dính cho vào giàn ăn.
- Giàn ăn: Giàn ăn làm bằng thép không gỉ hoặc khay nhựa có lỗ để cá chui vao ăn, giàn ăn được cố định một chố để chìm xuống mặt nước từ15 – 20cm
6.4.4.2 Quản lý hàng ngày
- Vệ sinh: Sau mỗi ngày buổi sáng phải vệ sinh bể sau đó mới cho ăn. Sau khi cho ăn 30 – 40 phút, đưa giàn ăn ra khỏi bể vệ sinh, phơi khô, dùng ống nhựa hút bỏ thức ăn thừa. Khi cho ăn ngừng cấp nước và sục khí.
- Vào sáng sớm trước giờ cho ăn tiến hành: Tắt nước cấp vào bể, tắt sục khí tiến hành vệ sinh bể cọ rửa thành và đáy bể, vệ sinh đá bọt và dây dẫn khí sau đó dùng ống xi phông hút chất bẩn và phân cá ra sau đó thêm nước theo quy định.
- Kiểm tra hệ thống máy sục khí, cứ 2-3 ngày thay đá bọt mới.
- Kiểm tra bể lọc: vệ sinh hàng ngày bể lọc nước vớt chất bẩn trên bề mặt bể chứa để hệ thống lọc nước được an toàn.
- Phân cỡ cá để ương: cứ 1 tháng phân cỡ cá ương 1 lần dùng sàng lọc có kích cỡ khác nhau lọc cá lớn ương riêng cá nhỏ ương riêng. Trước khi lọc 10 -12 giờ dừng cho cá ăn.
- Kiểm tra tăng trưởng chiều dài và khối lượng: Tháng kiểm tra sinh trưởng một lần để đánh giá chất lượng cá, kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày mỗi bể cân đo 30 mẫu cá ngẫu nhiên.
- Kiểm tra nhiệt độ nước hàng ngày nên giữu ổn định nhiệt độ ngày đêm trong bể ương ổn định không dưới 250C
- Kiểm tra hàm lượng oxy luôn >5mmg/l, độ pH từ 7,5 – 8,5
6.4.4.5 Phòng bệnh cho cá trong quá trình ương
- Hàng ngày quan sát hoạt động của cá như bơi lội, khả năng bắt mồi để đánh giá sức khỏe cá.
- Hàng tuần phải quan sát mẫu cá dưới kính hiển vi phát hiện kịp thời mầm bệnh để có bện pháp phòng ngừa.
- Giữ cho nguồn nước vào bể ương luôn trong sạch, ổn định nhiệt độ trong suốt quá trình ương.
- Không để thức ăn dư thừa trong bể đây là nơi sinh ra chất độc và là nguyên nhân gây bệnh
- Loại bỏ những cá yếu, còi cọc ra khỏi bể ương
- Chăm sóc tốt, chất lượng thức ăn bảo đảm dinh dưỡng cân đối (giữ thức ăn công nghiệp không bị mốc, mất phẩm chất). Thức ăn thường cho thêm 0,5 % vi tamin tổng hợp, dầu gan cá 5%.
6.4.4.6 Trị bệnh trị bệnh do KST ngoại ký sinh gây ra trên cá chình
Dung dịch nước muối NaCl: 10 – 30‰ thời gian 10 – 30 phút đa số ký sinh trùng đều chết. Formol (37%): 50 -70 ppm, thời gian 10 -15 phút, đa số KST vẫn sống, chỉ trị được sán lá đơn chủ. Virkon PF vert: 15 – 25 ppm, thời gian 20 phút, diệt ký sinh trùng
6.4.4.7 Trị bệnh lở loét, xuất huyết do vi khuẩn gay ra
Oxytetracyline (trộn vào thức ăn) 40 - 60 mg/kg cá, thời gian cho ăn 3 ngày dợt cách 15 ngày cho ăn một lần.
6.4.5 Thu hoạch
oSau 6 – 8 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 15 – 20 cm thì thu hoạch cá giống đưa về ao nuôi thương phẩm.
oPhương pháp thu trước khi thu cá phải cho cá dừng ăn 1 ngày, dùng thức ít thức ăn nhử cá đến sàn ăn dùng vợt mềm vớt cá, thu như vậy sau 3 – 4 lần thu hoạch xong. Cá thu hoạch được giữ trong bể nước sạch có nước chảy và sục khí.
Vận chuyển đến nơi tiêu thụ cá được đóng trong bao 2 lớp bao ni lon bơm oxy, hạ nhiệt độ nước và nhiệt độ trong thùng xốp bằng nước đá xuống 18 - 200c, cứ 4 lít nước 1kg cá. Thời gian vận chuyển 12 giờ.
6.4.6. Hạch toán hiệu quả mô hình
6.4.6.1 Hạch toán mô hình 1
Bảng 27 Chi phí đầu tư cho mô hình 1
Stt Các hạng mục Đơn
vị tính Khối lượng Đơn giá (1000 VNĐ)
Tổng chi phí
(1000 VNĐ)
1 Bể lọc nước xây xi măng m2 4 2.000 8.000
3 Bể ương giống xây xi măng m2 18 2.000 36.000
4 Bể ương giống xây xi măng m2 18 2.000 36.000
5 Bể sử lý, nhốt tạm, lọc cá, xây xi măng
m2 4 2.000 8.000
6 Bể chứa để ngâm dụng cụ tiệt trùng, bể com porit m
3 1 2.000 3.500
7 Bể nuôi thức ăn trùn chỉ, bể
com porit m
3 1 2.000 3.500
8 Nhà lợp tole, nền xi măng Nhà che bể mái tole
m2 72 1.000 72.000
9 Kho để thức ăn công nghiệp, dụng cụ (nhà kho thức ăn) m
2 4 1.000 4.000
11 Đường ống dẫn nước từ đầu nguồn về bể lọc, bể chứa và các bể ương (Ống nhựa PVC (ф 120)
m 120 120 14.400
12 Van điều chỉnh nước vào bể
lọc, bể ấp (Van 120) chiếc 3 350 1.050
13 Đường ống ф 60 từ bể chúa vào 2 dãy bể ương (ống nhựa PVC)
m 30 60 1.800
14 Đường ống từ ф 45 vào các bể ương (ống nhựa PVC)
m 24 60 1.440
15 Van điều chỉnh nước vào từng
bể ф 45 chiếc 20 45 900
16 Van điều chỉnh nước ra từng
bể ф 45 chiếc 20 45 900
17 Bạt che ánh sáng trên trần nhà và xung quanh bể (bạt nhựa đen)
18 Giàn ăn các bể nhựa hoặc inox chiếc 40 25 1.000 19 Thau, xô, khay chậu các loại,
vợt vớt cá các loại
chiếc 30 35 1.050
20 Máy bơm nước 2cv (Đài loan) chiếc 02 2.000 4.000 21 Máy sục khí 1kw
(Đài loan)
chiếc 02 850 1.700
22 Máy phát điện 5KW
(Đài loan) Chạy máy sục khí
chiếc 01 13.500 13.500
23 Bình oxy (đóng cá vận chuyển)
chiếc 02 1.500 3.000
Tổng chi phí xây dựng 251.990
Hạch toán kinh tế
Bảng 28 Kinh phí đầu tư và chi phí giông thức ăn, nhân công
STT Khoản chi phí Số
lượng
Đơn giá (1000 VNĐ)
Thành tiền (1000 VNĐ)
1 Chi phí khấu hao tài sản ( năm ) 5 50.398
2 Giống cá chình (con) 72.000 1 72.000
3 Thức ăn công nghiệp (kg) 400 35 144.000
4 Thức ăn trùn chỉ (kg) 30 55 1.650
5 Hóa chất phòng trị bệnh 11.000
6 Vật rẻ mau hỏng 10.000
7 Công lao động (2 người 12 tháng) 12 2.500 30.000
Tổng chi phí 326.548
Bảng 29 Tổng thu tiền cá giống
STT Khoản Thu Số lượng Đơn giá
(1000 VNĐ) (1000 VNĐ)Thành tiền
1 Thu bán cá giống 39.600 10 396.000
6.4.6.2 Hạch toán kinh tế mô hình 2
Bảng 30 Chi phí đầu tư mô hình 2
Stt Các hạng mục Đơn
vị tính Khối lượng Đơn giá (1000 VNĐ) Thành tiền (1000 VNĐ)
1 Bể chứa composit m2 10 2.500 25.000
2 Bể chứa xây xi măng m2 18 2.000 36.000
3 Bể ương giống composit m2 20 2.500 50.000
4 Bể sử lý, nhốt tạm, lọc cá, xây
xi măng m
2 4 2.000 8.000
4 Bể chứa để ngâm dụng cụ tiệt
trùng, bể com posit m
3 1 2.000 3.500
6 Bể nuôi thức ăn trùn chỉ, bể com porit
m3 1 2.000 3.500
7 Nhà lợp tole, nền xi măng Nhà che bể mái tole
m2 72 1.000 72.000
dụng cụ (nhà kho thức ăn)
9 Van điều chỉnh nước vào bể lọc, bể ương (Van 120)
chiếc 3 350 1.050
12 Đường ống ф 60 từ bể chứa 2
dãy bể ương (ống nhựa PVC) m 30 60 1.800
13 Đường ống từ ф 60 vào các bể ương (ống nhựa PVC)
m 24 60 1.440
14 Van điều chỉnh nước vào từng
bể ф 45 chiếc 20 45 900
15 Van điều chỉnh nước ra từng bể
ф 45 chiếc 20 45 900
16 Bạt che ánh sáng trên trần nhà và xung quanh bể (bạt nhựa đen)
m2 150 15 2.250
17 Giàn ăn các bể nhựa hoặc innox chiếc 40 25 1.000 18 Thau, xô, khay chậu các loại,
vợt vớt cá các loại
chiếc 30 35 1.050
19 Máy bơm nước 2cv (Đài loan) chiếc 02 2.000 4.000 20 Máy sục khí 1kw
(Đài loan)
chiếc 02 850 1.700
21 Máy phát điện 5KW
(Đài loan) Chạy máy sục khí
chiếc 01 13.500 13.500
22 Bình oxy (đóng cá vận chuyển ) chiếc 02 1.500 3.000
Bảng 31 Tổng hợp các khoản chi mô hình 2
STT Khoản chi phí Số
lượng (1000 VNĐ)Đơn giá (1000 VNĐ)Thành tiền 1 chi phí khấu hao tài sản
( năm )
5 316.000 63.200
2 Giống cá chình (con) 50.000 1 50.000
3 Thức ăn công nghiệp (kg) 350 35 122.500
4 Thức ăn trùn chỉ (kg) 20 55 1.100
5 Hóa chất phòng trị bệnh 12.000
6 Tiền điện nước 8.500
7 Vật rẻ mau hỏng 10.000
8 Công lao động (2 người x 16 tháng) 16 2.500 40.000
Tổng chi phí 336.500 ngàn đồng
Bảng 32 Tổng thu Cá giống
STT Khoản Thu Số lượng Đơn giá
(1000 VNĐ) (1000 VNĐ)Thành tiền
1 Bán cá giống (con) 30.000.000 12 375.000
6.4.6.3 So sánh hiệu quả 2 mô hình
Bảng 33 So sánh hiệu quả kinh tế 2 mô hình
STT Hạng mục Mô hình 1 Mô hình 2
B Tổng vốn cố định 251.990.000 316.000.000 C Vốn cố định (khấu hao tài sản 5
năm)
50.398.000 63.200.000
D Vốn lưu động
1 Giống cá chình (con) 72.000.000 50.000.000
2 Thức ăn công nghiệp (kg) 144.000.000 122.500.000
3 Thức ăn trùn chỉ (kg) 1.650.000 1.100.000
4 Hóa chất phòng trị bệnh 11.000.000 12.000.000
5 Vật rẻ tiền mau hỏng 10.000.000 8.500.000
6 Công lao động (2 người 12 tháng) 30.000.000 40.000.000
7 Tiền điện, nước 7.500.000 10.000.000
Tổng chi phí (VNĐ) 326.548.000 307.300.000
Lãi ròng (A - C - D) (VNĐ) 64.052.000 67.700.000
Đánh giá thực hiện ương giống cá chình ở 2 mô hình
Mô hình 1: Thực hiện tại Viện 3 và Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa
Mô hình 2: Thực hiện tại Trạm nghiên cứu Thực nghiệm Nuôi cá Quảng Hiệp Qua nghiên cứu thực nghiệm ương giống cá chình đòi hỏi trình độ kỹ thuật, quản lý cao hơn các loài cá nước ngọt truyền thống khác. Trong giai đoạn đầu phát triển nghề ương, nuôi thương phẩm cá chình là nghề có nhiều hứa hẹn tốt trong thời gian tới.
Các phân tích về thu chi của mô hình ương giống cho thấy vốn đầu tư cho một mô hình cần thiết từ 300 – 320 triệu đồng. Đối với nông hộ số vốn đầu tư cho xây dưng mô hình là cao, tuy nhiên trước nhu cầu ngày càng lớn về nguồn giống cá chình như hiện nay chắc chắn nghề ương sẽ phát triển.
Phân tích giá thành ương giống cho thấy tiền mua cá cá giống so với tổng chi phí chiếm 20 – 25%, thức ăn chiếm 35 – 40% đây là 2 khoản chi phí lớn nhất ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Tỷ lề sống ở 2 mô hình ương mới đạt từ 50 – 65% so với Trung Quốc Đài Loan tỷ lệ sống còn thấp cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành.
Lợi nhuận mô hình 1 đạt 64 triệu, mô hình 2 đạt 67.7 triệu đồng. Lợi nhuận qua 6 – 8 tháng nuôi cho một mô hình là kết quả bước đầu khẳng định mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế.
6.5 Bệnh thường gặp trong quá trình ương giống và cách phòng trị
6.5.1 Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá chình nuôi ở Khánh Hòa
Đã thu 180 mẫu cá chình giống từ các bể ương cá (bảng 34).
Bảng 34: Khối lượng và chiều dài mẫu cá theo tháng nuôi.
Cá 1 – 2 tháng tuổi Cá 3 – 5 tháng tuổi
Khối lượng (g) 0.21±0,081 0,68±0,264
Chiều dài (mm) 64,97±8,332 84,23±11,98
Kết quả phân tích mẫu về tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm các loài KST được trình bày cụ thể ở bảng 35.
Bảng 35 Mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá chình giống
Loài KST Cơ quan ký sinh
Tỷ lệ cảm nhiễm (%)
Cường độ cảm nhiễm (trùng/cá)
Pseudodactylogyrus anguillaei Mang 12,05% 4,6
Trichodina spp. Nhớt da 52,5% 59,05
Ichthiophthyrius sp. Nhớt da 3,3% 1,0
Myxodium giardi Mang 6,7% -
Vorticella sp. Nhớt da 1,7% 1,0
Centrocestus sp. Mang 5,0% 1,3
Chilomastix spp. Da, thận, ruột,… 6,7% -
Bảng 2 trong các loài cảm nhiễm thì giống Trichodina có mức độ cảm nhiễm cao với tỷ lệ nhiễm lên đến 52,5 %. Hai loài thuộc giống này tìm thấy trên cá chình cũng đã gặp phổ biến trên cá nước ngọt của Việt Nam là Trichodina acuta và
Trichodina rostrata. Trong khi đó, 3 loài ký sinh trùng còn lại cũng là những loài phổ biến trong khu hệ ký sinh trùng trên cá nước ngọt, nhưng lại có mức độ cảm nhiễm
thấp. Đặc biệt loài Pseudodactylogylus anguillaei là loài ký sinh đặc hữu của các loài ký sinh trùng thuộc chi Anguilla, khi mức độ cảm nhiễm gia tăng thì sẽ gây hại rất lớn đối với cá chình nhất là với cá kích thước nhỏ.
Theo Buchmann (1997), khi mang và da cá chình bị nhiễm nặng Trichodina,
cá sẽ trở nên lờ đờ và tiết ra rất nhiều nhớt, ăn ít làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cá chình, có thể gây chết từ rải rác đến hàng loạt. Trước tác hại đó, năm 1999, Madsen đã thử nghiệm hóa chất và đưa ra một số hóa chất mang lại hiệu quả cao như Bithionol (0.25 ppm), Detarox AP (45ppm), Virkon PF (20ppm).
Mặc dù, tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm ấu trùng Metacercaria và sán đơn chủ Pseudodactylogyrus anguillaei không cao nhưng chúng có thể là một trong số những nguyên nhân làm cá chình giống chậm lớn. Ở Việt Nam, tác hại của sán P. anguillaei đã được biết đến. Theo Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), loài sán này ký sinh trên mang dùng tổ chức móc bám, bám vào ký chủ và tiết ra men Hialuronidaza phá hoại tổ chức mang làm mang cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng tới hô hấp của cá.
Như vậy, thành phần KST trên các mẫu cá chình hoa giống (A. mamorata) trong nghiên cứu này là không nhiều. Kết quả nghiên cứu này chỉ tìm thấy KST ngoại ký sinh và ký sinh trong tổ chức mang, không có KST trong các cơ quan nội tạng. Điều này có thể do cá được đưa vào nuôi trong môi trường nước có sự quản lý chặt chẽ và trước khi đưa vào nuôi, trại nuôi đã tiến hành các biện pháp phòng bệnh đối với cá. Hơn thế nữa, những loài KST trong nội tạng thì có chu kỳ phát triển phức tạp,