Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá chình nuôi ở Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp (Trang 106 - 108)

V. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.5.1 Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá chình nuôi ở Khánh Hòa

Đã thu 180 mẫu cá chình giống từ các bể ương cá (bảng 34).

Bảng 34: Khối lượng và chiều dài mẫu cá theo tháng nuôi.

Cá 1 – 2 tháng tuổi Cá 3 – 5 tháng tuổi

Khối lượng (g) 0.21±0,081 0,68±0,264

Chiều dài (mm) 64,97±8,332 84,23±11,98

Kết quả phân tích mẫu về tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm các loài KST được trình bày cụ thể ở bảng 35.

Bảng 35 Mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá chình giống

Loài KST Cơ quan ký sinh

Tỷ lệ cảm nhiễm (%)

Cường độ cảm nhiễm (trùng/cá)

Pseudodactylogyrus anguillaei Mang 12,05% 4,6

Trichodina spp. Nhớt da 52,5% 59,05

Ichthiophthyrius sp. Nhớt da 3,3% 1,0

Myxodium giardi Mang 6,7% -

Vorticella sp. Nhớt da 1,7% 1,0

Centrocestus sp. Mang 5,0% 1,3

Chilomastix spp. Da, thận, ruột,… 6,7% -

Bảng 2 trong các loài cảm nhiễm thì giống Trichodina có mức độ cảm nhiễm cao với tỷ lệ nhiễm lên đến 52,5 %. Hai loài thuộc giống này tìm thấy trên cá chình cũng đã gặp phổ biến trên cá nước ngọt của Việt Nam là Trichodina acuta

Trichodina rostrata. Trong khi đó, 3 loài ký sinh trùng còn lại cũng là những loài phổ biến trong khu hệ ký sinh trùng trên cá nước ngọt, nhưng lại có mức độ cảm nhiễm

thấp. Đặc biệt loài Pseudodactylogylus anguillaei là loài ký sinh đặc hữu của các loài ký sinh trùng thuộc chi Anguilla, khi mức độ cảm nhiễm gia tăng thì sẽ gây hại rất lớn đối với cá chình nhất là với cá kích thước nhỏ.

Theo Buchmann (1997), khi mang và da cá chình bị nhiễm nặng Trichodina,

cá sẽ trở nên lờ đờ và tiết ra rất nhiều nhớt, ăn ít làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cá chình, có thể gây chết từ rải rác đến hàng loạt. Trước tác hại đó, năm 1999, Madsen đã thử nghiệm hóa chất và đưa ra một số hóa chất mang lại hiệu quả cao như Bithionol (0.25 ppm), Detarox AP (45ppm), Virkon PF (20ppm).

Mặc dù, tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm ấu trùng Metacercaria và sán đơn chủ Pseudodactylogyrus anguillaei không cao nhưng chúng có thể là một trong số những nguyên nhân làm cá chình giống chậm lớn. Ở Việt Nam, tác hại của sán P. anguillaei đã được biết đến. Theo Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), loài sán này ký sinh trên mang dùng tổ chức móc bám, bám vào ký chủ và tiết ra men Hialuronidaza phá hoại tổ chức mang làm mang cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng tới hô hấp của cá.

Như vậy, thành phần KST trên các mẫu cá chình hoa giống (A. mamorata) trong nghiên cứu này là không nhiều. Kết quả nghiên cứu này chỉ tìm thấy KST ngoại ký sinh và ký sinh trong tổ chức mang, không có KST trong các cơ quan nội tạng. Điều này có thể do cá được đưa vào nuôi trong môi trường nước có sự quản lý chặt chẽ và trước khi đưa vào nuôi, trại nuôi đã tiến hành các biện pháp phòng bệnh đối với cá. Hơn thế nữa, những loài KST trong nội tạng thì có chu kỳ phát triển phức tạp, đòi hỏi qua nhiều ký chủ mới có thể hoàn thành vòng đời.

Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) đã công bố bắt gặp Pseudodactylogyrus anguilla ký sinh trên mang cá chình hoa Anguilla marmorata giai đoạn cá giống, các tác giả cho rằng nguồn gốc của sự lây nhiễm là do cá được nhập từ Trung Quốc vào Khánh Hòa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy nếu cá chình bị nhiễm Pseudodactylogyrus và Myxidium cùng một lúc thì cá gầy yếu, nếu nhốt giữ khoảng 1

– 2 ngày thì cá sẽ chết. Do tỷ lệ cảm nhiễm Myxodium giardi trên cá chình ương nuôi tai Khánh Hòa còn thấp (6,7%), chính vì vậy trong quá trình nghiên cứu chưa phát hiện được sự ảnh hưởng lớn của chúng trên mẫu nghiên cứu.

Mặc dù, tỷ lệ cảm nhiễm Trichodina trên cá chình giống tại Khánh Hoà không cao, nhưng cường độ cảm nhiễm cao, nó có thể là một trong số các nguyên nhân làm cho cá chình giống chậm lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w