Lưu giữ cá chình hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp (Trang 65 - 66)

V. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.2.3 Lưu giữ cá chình hoa

Cá chình sau khi vớt được lọc sạch bằng rổ lọc có mắt lưới lọc vừa đủ để cá thoát ra ngoài. Đổ cá vào rổ lọc ngâm vào trong bể hoặc giai chứa. Cá sẽ theo lỗ rổ thoát ra ngoài rác bẩn và cá tép sẽ được giữ lại trong rổ (hình 19).

Có thể lưu giữ cá chình bột trong bể xi măng, bể nhựa hoặc giai chứa. Tuy nhiên nước yêu cầu phải trong sạch và đầy đủ hàm lượng ôxy. Đặc biệt khi cấp nước, ống cấp phải bọc lưới mắt số 20, vừa có thể lọc nước vừa không cho cá thóat ra ngoài.

Cần phải nói rằng cá chình bột lúc mới thu được do tổn thương trong quá trình đánh bắt và thay đổi môi trường nên rất yếu ớt. Đặc biệt da mỏng cá rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần va chạm nhẹ hoặc bắt cá bằng tay đã có thể làm cá bị thương nhiễm trùng và chết. Kinh nghiệm cho thấy trong quá trình khai thác và lưu giữ, tỷ lệ hao hụt của cá chình bột là từ 10 – 15%. Để đảm bảo cá khỏe trong quá trình vận chuyển đến nơi ương cần có thời gian lưu giữ để cá thích nghi với môi trường mới.

Cá chình bột sợ ánh sáng, việc lưu giữ được nên thực hiên trong bể xi măng hoặc bể nhựa đặt trong nhà có mái che. Ở giai đoạn này cá chình ưa nước chảy và độ ôxy hòa tan cao nên cho nước chảy yếu tường xuyên đồng thời kết hợp với sục khí. Trong thời gian lưu giữ cá chình nhịn ăn nên nước lâu bị ô nhiễm. Kinh nghiệm cho thấy rằng lưu giữ cá chình trong nước lợ (nồng độ muối 8 – 10‰) có thể giảm được tỷ lệ hao hụt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w