Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trả góp trên cơ sở liên kết với các đối tác bán

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn thương tín - chi nhánh hà nội (Trang 92 - 93)

tốt, có quan hệ tín dụng với Chi nhánh lâu dài, không có nợ khó đòi tại Sacombank và TCTD, thì Chi nhánh sẽ giảm lãi suất, cấp hạn mức cao và không phải thẩm định lại hồ sơ lần hai khi vay theo hạn mức tín dụng. Đồng thời, để khách hàng đƣợc xếp hạng tín dụng một cách chính xác, thì Chi nhánh nên yêu cầu ngƣời vay cung cấp các thông tin đầy đủ, trung thực, chi tiết nhƣ thế sẽ có lợi cho ngƣời vay và Chi nhánh. Với các khoản vay tiêu dùng mà khách hàng có thu nhập ổn định, TSĐB tốt thì có thể đƣợc hƣởng mức lãi suất thấp hơn.

3.2.3. Hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng và giám sát món vay chặt chẽ Để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất trong công tác cho vay tiêu dùng Chi nhánh cần Để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất trong công tác cho vay tiêu dùng Chi nhánh cần chú ý hoàn thiện quy trình tín dụng vì các bƣớc trong quy trình tín dụng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của khoản CVTD cũng nhƣ việc Chi nhánh có gặp rủi ro đối với khoản vay đó không, khoản vay đó có mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh hay không.

Chuyên môn hóa các bƣớc trong quy trình cho vay tiêu dùng

Chi nhánh cần có sự chuyên môn hóa trong công tác cho vay tiêu dùng, trong đó phân rõ các hoạt động và nhiệm vụ của từng cá nhân, phòng ban từ khi tiếp cận với khách hàng, thu thập thông tin của khách hàng, thẩm định… đến việc giải ngân, thu nợ, giám sát khoản vay; sao cho từng công việc đó đạt kết quả tối đa và rút ngắn thời gian cho vay, thuận tiện trong công tác cho vay khách hàng.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định trƣớc và sau khi giải ngân cho khách hàng

Khi tiến hành thẩm định trƣớc khi giải ngân, Chi nhánh cần tìm hiểu kỹ về khách hàng của mình, xem xét kỹ nguồn trả nợ và có thể liên hệ với các ngân hàng thƣơng mại khác trên cùng địa bàn để biết thêm thông tin về khách hàng. Để hạn chế tối đa rủi ro khi tiến hành cho vay tiêu dùng, Chi nhánh ngoài việc thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trƣớc khi giải ngân còn cần phải theo dõi sát sao tình hình khoản vay đó sau khi giải ngân. Chi nhánh cũng cần tăng cƣờng công tác đối chiếu trực tiếp khách hàng vay vốn thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý những biểu hiện bất thƣờng của khách hàng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể phát sinh. Đặc biệt với những hồ sơ vay mà chủ thể là cá nhân, nguồn thanh toán chính là lƣơng, Chi nhánh cần chú trọng việc thẩm định chắc chắn nguồn thanh toán đó là ổn định và thƣờng xuyên giám sát theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi hàng tháng của khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nên có biện pháp để có thể ràng buộc trách nhiệm của ngƣời xác nhận nguồn thu nhập của khách hàng vay nhằm giảm thiểu tình trạng một khách hàng có thể vay nhiều hợp đồng khách nhau hoặc khi khách hàng không còn công tác tại đơn vị đó nhƣng đơn vị không có trách nhiệm trong việc thông báo với ngân hàng và không bàn giao trách nhiệm cho đơn vị nơi khách hàng đến công tác. 71

3.2.4. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trả góp trên cơ sở liên kết với các đối tác bán hàng hàng

Chi nhánh chủ động tìm kiếm đến các đối tác lớn để ký hợp đồng hợp tác cùng nhau triển khai các sản phẩm CVTD, khi đó các công ty này sẽ mở tài khoản thanh toán tại Chi nhánh. Và nhƣ vậy, Chi nhánh vừa thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng và vừa có đƣợc nguồn vốn huy động dồi dào với chi phí khá thấp hơn so với việc huy động bằng tiền gửi tiết kiệm trong dân cƣ.

Hiện nay, Sacombank - Hà Nội đã cho vay tại các Showroom Ôtô trên địa bàn

Quận Hai Bà Trƣng để tài trợ tại chỗ cho các khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô. Tuy nhiên sự tài trợ của chi nhánh còn khá hạn hẹp, chủ yếu trong lĩnh vực CVTD trả góp, Chi nhánh cần ký kết hợp đồng liên kết với các hãng bán lẻ ôtô, xe máy, laptop, trang thiết bị nội thất, thiết bị vệ sinh, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng đắt tiền trong gia đình... Chi nhánh cũng có thể liên kết với các công ty tƣ vốn du học, thông qua các buổi hội thảo hoặc các buổi tƣ vấn của các công ty đó, Chi nhánh có thể tiếp cận trực tiếp đối với các khách hàng có nhu cầu vay tiền đi du học.

Ngoài ra, việc liên kết với các công ty bất động sản, chủ đầu tƣ các khu đô thị, các dự án nhà ở, các sàn giao dịch bất động sản để cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu mua nhà, TSĐB có thể bằng chính căn nhà định mua cũng rất khả thi khi mà tại Hà Nội nhu cầu về nhà ở là rất lớn, do vậy nếu triển khai tốt hình thức cho vay này sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động CVTD.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn thương tín - chi nhánh hà nội (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w