Phân loại nguyên vật liệu tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần phân lân ninh bình’’ (Trang 52)

- Báo cáo thuế

3.2.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty

Căn cứ vào đặc điểm vật liệu của công ty , kế toán vật liệu đã tiến hành phân loại vật liệu trên cơ sở công dụng của từng loại vật liệu đó đối với quá trình sản xuất sản phẩm, nhằm giúp cho công tác hạch toán được chính xác một khối lượng vật liệu có nhiều chủng loại. Do vậy, vật liệu được sử dụng ở công ty được phân loại như sau:

- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm, có chiếm tỷ trọng từ 60→75 % trong tổng số vật liệu như quặng Aphatit, quặng Secpentin, quặng Sa thạch….

- Nguyên vật liệu phụ: Gồm nhiều loại khác nhau, chiếm tỷ trọng từ 25% đến 40% trong tổng số vật liệu. Vật liệu phụ có những tác dụng khác nhau để phục vụ quá trình sản xuất như hóa chất,vỏ bao…

- Nhiên liệu: được dùng trực tiếp vào quy trình công nghệ sản xuất kỹ thuật, như dầu điêzen, xăng, ga,than cục…

Bằng việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu ở công ty theo từng cấp dưới đây thì đã đảm bảo được một trong những yêu cầu của công tác quản lý vật liệu - đó là đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ tình hình nhập - xuất - tồn kho theo từng thứ, từng loại cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị . Tài khoản 152 được chi tiết thành.

- Tài khoản 1521 “ Nguyên vật liệu chính”: + Tài khoản 1521.1 : Quặng Aaptít. + Tài khoản 1521.2 : Quặng Secpentin + Tài khoản 1521.3 : Quặng sa thạch. - Tài khoản 1522 : Vật liệu phụ.

+ Tài khoản 1522.1 : vỏ bao + Tài khoản 1522.2 : Chất phụ gia - Tài khoản 1523 : Nhiên liệu.

+ Tài khoản 1523.1 : Than cục. + Tài khoản 1523.2 : Ga. + Tài khoản 153.3: Dầu Diezen

Biểu số 3.2: Sổ danh điểm nguên vật liệu

Trích: SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Đơn vị tính Đơn giá Ghi chú I/. Vật liệu chính : 1 Quặng Apatít Tấn 758.000 2 Quặng Secpentin Tấn 715.000 3 Quặng Sa Thạch Tấn 611.000 .... II/. Vật liệu phụ : 1 Vỏ bao Chiếc 800 ....

III/. Nhiên liệu

1 Than cục Tấn 560.000

3 Ga Kg 36.875

....

3.2.3.Đánh giá nguyên vật liệu

Đối với những nguồn cung cấp khác nhau thì việc đánh giá vật liệu cũng khác nhau. Do vật liệu là tài sản lưu động nên đòi hỏi phải được đánh giá theo giá thực tế. Song, để thuận lợi cho công tác kế toán vật liệu còn có thể đánh giá theo giá hạch toán. Nhưng thực tế tại công ty cổ phần Phân Lân NInh Bình thì kế toán chỉ sử dụng giá thực tế để hạch toán.

3.2.3.1.Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho

+ Giá thực tế của vật liệu mua ngoài nhập kho được tính bằng giá mua ghi trên hoá đơn từng lần nhập. Đến cuối tháng, khi đã tập hợp được chi phí thu mua, kế toán sẽ phân bổ chi phí cho từng lần nhập.

Công thức:

+ Giá thực tế nhập kho của vật liệu do công ty điều chuyển để sản xuất được tính bằng giá ghi trên hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của các cửa hàng chuyên doanh của công ty.

3.2.3.2.Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho

Giá thực tế của vật liệu xuất kho công ty tính theo giá nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này, công ty xác định đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập. Sau đó, căn cứ vào số lượng vật liệu xuất ra để tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc : tính theo đơn giá nhập trước đối với lượng vật liệu xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại

Giá trị thực tế của NVL mua

ngoài

= thuế GTGT đầu Giá mua chưa

vào +

Chi phí thu mua thực tế

được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau. Cứ như thế, cuối tháng kế toán tính ra đơn giá thực tế của vật liệu tồn kho.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần phân lân ninh bình’’ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w