Tạo ra lân nung chảy Tạo ra bán thành phẩm

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần phân lân ninh bình’’ (Trang 46)

3.1.2.7. Thực tế đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Phân Lân Ninh Bình Bảng biếu số 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011, năm 2012,2013

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét: Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2012 , 2013 ta có

thể thấy rằng chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng 57.713.984.549 VNĐ (từ 713.418.239.267 VNĐ lên 771.132.223.816 VNĐ). Năm 2012 công ty mở rộng quy mô sản xuất chính nhờ vốn chủ sở hữu nên khoản lợi nhuận mang

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Năm 2011 – 2012 - 2013 Năm 2011 – 2012 - 2013

ĐVT: 1000 VNĐ

CHỈ TIÊU

số Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 01 735.380.055 771.132.223 713.418.239

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 10.530 882.289 359.312

3

Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 10 735.369.525 770.309.934 713.058.926

4 Giá vốn hàng bán 11 579.584.757 551.271.155 519.606.076

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 20 155.784.768 219.038.779 193.452.849

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 3.133.294 3.118.176 1.383.824

7 Chi phí tài chính 22 6.822.365 12.239.783 11.739.423

Trong đó: chi phí lãi vay 23 - 6.318.725 7.698.244

8 Chi phí bán hàng 24 87.174.167 93.604.133 102.462.393

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 18.848.079 36.996.910 17.850.703 10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 30 46.074.079 79.316.129 62.784.152

11 Thu nhập khác 31 2.248.403 3.096.707 1.267.916

12 Chi phí khác 32 269.771 45.153 10.821

13 Lợi nhuận khác 40 1.978.631 3.048.553 1.257.094

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 48.052.710 82.364.683 64.041.247 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 7.601.492 18.667.336 8.547.173

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - -

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 40.451.218 63.697.346 55.494.074

về cho công ty khá cao so với năm 2011, con số cụ thể năm 2011 lợi nhuân sau thuế là 55.494.074.291 VNĐ tăng lên vào năm 2012 là 63.697.346.317 VNĐ. Vào năm 2011 công ty chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toán cầu nhưng vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn. Nhưng tới năm 2103 doanh thu bán hàng của công ty giảm 35.752.168.540 VNĐ. Ngược lại giá vốn hàng bán lại tăng 28.313.606.409 VNĐ.chính vì vậy đã làm lợi nhuận của công ty giảm mạnh từ 63.697.346.317VNĐ xuống còn 40.451.218.166 VNĐ

3.1.3.Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán

3.1.3.1..Tìm hiểu bộ máy kế toán, liên hệ tổ chức bộ máy kế toán với bộ máy chung

Dựa vào tình hình thực tế của công ty, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán như sau:

Sơ đồ 3.3. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty CP Phân Lân Ninh Bình

(Nguồn: Phòng kế toán)

Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung trên cơ sở sử dụng phần mềm kế toán máy VIETSUN do phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam – Viện tin học doanh nghiệp viết theo yêu cầu.

Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán thuế Kế toán tiền lương Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ Kế toán tổng hợp Thủ quỹ

Chức năng nhiệm vụ chính của phòng kế toán tài chính là quản lí thống kê kế toán, tài chính kịp thời đầy đủ, tổng hợp cân đối, kế hoạch trong đơn vị (tháng, quí, năm) đề xuất kế hoạch sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ngắn, trung và dài hạn. Giúp Ban Giám đốc thực hiện các chính sách tài chính tổng hợp nhiệm vụ do Giám đốc giao. * Nhiệm vụ của từng kế toán:

- Kế toán trưởng: Phụ trách công tác kế toán của toàn công ty, có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty theo cơ chế quản lý mới, điều hành các công việc trong ban, đồng thời phối hợp với các ban liên quan chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan pháp luật về công tác tài chính kế toán của công ty.

- Kế toán NVL - CCDC, TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ, kế toán phải mở sổ chi tiết, thẻ kho để theo dõi tình hình xuất nhập tồn của từng loại vật tư. Đồng thời, có nhiệm vụ phải phản ánh kịp thời số hiện có, tình hình biến động của từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như trong từng bộ phận sử dụng; đảm bảo an toàn về mặt hiện vật, khai thác hết công suất và có hiệu quả. Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán và bộ phận sử dụng. Cuối tháng, kế toán lập bảng phân bổ khấu hao và công cụ dụng cụ cho từng đối tượng chịu chi phí.

- Kế toán thanh toán: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ thanh toán về các khoản chi phí phát sinh; phản ánh kịp thời tình hình sử dụng các loại vốn bằng tiền trong công ty, có trách nhiệm theo dõi tình hình thu, chi trong công ty, theo dõi các khoản vay của ngân hàng và các khoản công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.

- Kế toán thuế: Do trong công ty có cả hoạt động xuất nhập khẩu nên kế toán thuế có trách nhiệm lập tờ khai thuế xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan, theo dõi và tổng hợp thuế VAT, cuối tháng tính toán các khoản thuế để lập tờ khai thuế GTGT, các khoản thuế được khấu trừ; cuối năm lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời phải theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước của công ty.

- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng liên quan theo quy chế trả lương của công ty và quy định của nhà nước.

- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng trong việc tập hợp chi phí

và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thành phẩm: Hàng tháng có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, tính giá thành công xưởng cho sản xuất sản phẩm trong tháng, theo dõi tình hình Nhập -Xuất- Tồn thành phẩm và hạch toán doanh thu của toàn công ty. Lập báo cáo với các cơ quan quản lý cấp trên.

- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Căn cứ vào chứng từ hợp lệ để xuất quỹ và ghi sổ. Cuối tháng cùng kế toán tiền mặt kiểm kê quỹ tiền mặt thực tế báo cáo cho kế toán trưởng.

- Nhân viên kế toán phân xưởng: Có nhiệm vụ thu thập, thống kê chứng từ, lập báo cáo hàng tháng gửi về phòng Tài vụ của Công ty để các kế toán viên xử lý.

3.1.3.2. Chế độ kế toán, hình thức kế toán

* Chính sách kế toán chung tại Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần phân lân ninh bình’’ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w