Thông khí một phổi với nội khí quản hai nòng

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng gây tê ngoài màng cứng kết hợp với gây mê tci bằng propofol cho phẫu thuật ung thư phổi (Trang 113 - 114)

Trong phẫu thuật ung thư phổi, bên phổi phẫu thuật cần phải được làm xẹp giúp cho phẫu thuật được thuận lợi, dễ dàng, kiểm tra được tổn thương nhu mô phổi bên phẫu thuật, không làm ảnh hưởng tới thông khí của bên phổi lành, tách 2 phổi trong mổ, tránh nguy cơ tắc mạch khí [50], [80], [81]. Năm 1950, Carlens đã đưa ra ống NKQ hai nòng cho phép thông khí riêng biệt từng bên phổi, chủ động làm xẹp hoàn toàn một bên phổi cần phẫu thuật, hai

101

phổi hoàn toàn độc lập nhaụ Theo nhiều tác giả khi thông khí một phổi có nhiều nguy cơ rối loạn cơ học, mất cân bằng về sinh lý hô hấp dẫn đến rối loạn trao đổi oxy máu gây hậu quả thiếu oxy, ảnh hưởng đến huyết động và rối loạn cân bằng acid-base [14], [143]. Chính vì vậy duy trì bảo đảm trao đổi khí trong thông khí một phổi là hết sức quan trọng, thông khí một phổi là chỉ định bắt buộc trong phẫu thuật ung thư phổi [27], [91].

Về kỹ thuật đặt ống, thông thường hay đặt vào nhánh phế quản được thông khí [27], nghiên cứu của chúng tôi thường đặt NKQ 2 nòng vào nhánh phế quản phổi phía dưới, nó phù hợp với hầu hết các tác giả nghiên cứu về thông khí một phổi [143].

Chỉ định đặt ống nội khí quản hai nòng: về chẩn đoán và phương pháp phẫu thuật ở (Bảng 3.4) cho thấy tất cả các trường hợp đều có chỉ định đặt ống NKQ hai nòng và nó phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Cả hai nhóm nghiên cứu với kỹ thuật thông khí một phổi cho mổ ung thư phổi đều thu được kết quả tốt, SpO2 và PaO2 máu đều ổn định trong suốt quá trình thông khí một phổi (Bảng 3.17, 3.18), tình trạng thiếu oxy máu có thể dễ dàng khắc phục bằng điều chỉnh thông khí [91].

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng gây tê ngoài màng cứng kết hợp với gây mê tci bằng propofol cho phẫu thuật ung thư phổi (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)